Bình Định: Sẽ có hội thảo về Tổ sư Nguyên Thiều

GNO - HT.Thích Nguyên Phước, UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Định ngày 16-5 vừa qua đã chủ trì phiên họp, chuẩn nhân sự cho hội thảo về Tổ sư Nguyên Thiều vào tháng 11 tới đây.

Theo đó, cuộc họp đã cơ cấu Ban Tổ chức Hội thảo và các Tiểu ban phục vụ Hội thảo gồm: Thư ký, Thủ quỹ, Nội dung, Xướng ngôn, Thiết trí, Lưu trú, Truyền thông, Kỷ yếu, Ẩm thực, Giải khát, Y tế, Trật tự, Tình nguyện viên, Thị giả, Âm thanh, Ánh sáng... do HT.Thích Nguyên Phước làm Trưởng ban Tổ chức.

To nguyen Thieu.JPG


Buổi họp diễn ra nghiêm túc, tiếp thu nhiều ý kiến
đóng góp của chư tôn đức, cư sĩ thành viên BTS GHPGVN tỉnh

Nội dung của Hội thảo gồm: 1. Bối cảnh Phật giáo Đàng trong thời đại Tổ sư Nguyên Thiều; 2. Nguyên cứu về hành trạng của Tổ sư Nguyên Thiều; 3. Phả hệ truyền thừa Môn phái Nguyên Thiều; 4. Vai trò các Chúa Nguyễn trong việc hộ trì Phật pháp; 5. Tìm hiểu về Giới đàn tại Huế dưới thời Tổ sư Nguyên Thiều; 6. Vai trò của Tổ sư Nguyên Thiều đối với Phật giáo Đàng trong (Bình Định, Huế, Đồng Nai...); 7. Sự hoằng truyền của Tổ sư Nguyên Thiều; 8. Nghiên cứu các bia ký liên quan đến Tổ sư Nguyên Thiều và các vấn đề khác...

Đây cũng là những nội dung chủ đề mời viết bài tham luận cho Hội thảo. Theo BTC, Hội thảo còn là cơ hội để các vị thức giả đương đại có dịp gặp gỡ trao đổi, dẫn chứng các tư liệu, thư tịch về Tổ sư Nguyên Thiều, nhận thức vai trò lịch sử và hành trạng của Tổ sư Nguyên Thiều trong suốt hơn 350 năm qua, kể từ ngày Ngài đặt chân đến Phủ Quy Ninh tức Bình Định ngày nay.

Cuộc họp cũng ấn định ngày phát hành thư mời tham dự Hội thảo và thư mời viết bài tham luận cho Hội thảo về Tổ sư Nguyên Thiều. Cụ thể, ngày nhận bài tham luận (từ 15-9 đến 25-9-2015) và ngày thực hiện in ấn, hoàn thành tập Kỷ yếu Hội thảo (từ 26-9 đến 15-11-2015).

Được biết, Hội thảo và kỷ niệm ngày húy kỵ thường niên của Tổ sư Nguyên Thiều vào ngày 17, 18-10-Ất Mùi (28, 29-11-2015) diễn ra tại Trường Trung cấp Phật học Bình Định - tu viện Nguyên Thiều (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tịnh khẩu

Tịnh khẩu

GNO - Tôi được biết, trong các pháp môn tu tập của Phật giáo có đề cập đến tịnh khẩu. Tuy vậy, trong đạo tràng an cư của chúng tôi có một vị lập hạnh không nói hoàn toàn, có điều gì cần thì ra dấu hoặc ghi ra giấy mà thôi. Tôi nghe khá nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Phật giáo quan niệm về vấn đề này thế nào?

Thông tin hàng ngày