Bình Dương: Tưởng niệm 714 năm ngày Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn

Chư Tăng đảnh lễ Đức Điều ngự Phật hoàng Trần Nhân Tông
Chư Tăng đảnh lễ Đức Điều ngự Phật hoàng Trần Nhân Tông
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 24-11 (1-11-Nhâm Dần), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 714 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn (1308-2022).
Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đã trang nghiêm tổ chức lễ tưởng niệm 714 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn (1308-2022) và tưởng nhớ chư vị tiền bối hữu công tại Trung tâm Văn hóa tượng Phật Niết bàn - Tổ đình Hội Khánh (TP.Thủ Dầu Một).

Đại lễ tưởng niệm Phật Hoàng Trần Nhân Tông là dịp để Tăng Ni, Phật tử GHPGVN trong và ngoài nước, cũng như xã hội có dịp chiêm ngưỡng và hiểu biết hơn về triều đại nhà Trần (1225-1400) hào hùng trong lịch sử đất nước với vị Vua – Phật đại diện cho ý chí vươn lên và sự thống nhất đất nước là Vua Trần Nhân Tông. Sự kết hợp hài hòa giữa vai trò của một nhà vua và một nhà tu hành để Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2.000 năm qua.

Hòa thượng Thích Thiện Duyên cung tuyên tiểu sử Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông

Hòa thượng Thích Thiện Duyên cung tuyên tiểu sử Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông

Thay mặt Ban Tổ chức, Hòa thượng Thích Thiện Duyên, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh cung tuyên tiểu sử Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Theo tiểu sử cho biết, Đức vua Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 7-12-1258 (11-11-Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm.

Từ nhỏ, ngài đã được truyền thụ kiến thức bởi các bậc trưởng lão tinh thông Nho giáo, Tứ thư, Ngũ kinh và Phật giáo và Di Hậu Lục do chính vua cha Trần Thánh Tông soạn thảo để chuẩn bị cho Thái tử nối nghiệp sau này nên chẳng mấy chốc, Ngài đã tinh thông cả Tam giáo.

Về Phật pháp, đặc biệt ngài đã được chính Tuệ Trung Thượng sĩ hết lòng hướng dẫn, trao truyền yếu nghĩa thiền tông. Sau nay, ngài tôn thờ Tuệ Trung Thượng sĩ làm thầy, và thường tới chùa Tư Phúc trong kinh thành Thăng Long để tụng kinh, tọa thiền, sám lễ Tam bảo, thấu đạt cả nội điển và ngoại điển. Đến năm 1294, sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đích thân tiếp tục lãnh đạo quân sĩ Đại Việt đi chinh phạt Ai Loa, giữ yên bờ cõi cho Đại Việt. Khi quốc gia, xã tắc bình yên, ngài trở về hành cung Vũ Lâm (thuộc Ninh Bình ngày nay) cởi bỏ hoàng bào khoác cà sa, khởi đầu sự nghiệp tu hành xuất gia tam giới.

Thành kính dâng nén tâm hương tưởng niệm

Thành kính dâng nén tâm hương tưởng niệm

Năm 1299, ngài đã về Yên Tử xuất gia tu Phật, thống nhất 3 thiền phái Phật giáo Việt Nam, sáng lập Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử – nền Phật giáo thống nhất của người Việt với tư tưởng “cư trần lạc đạo”; xây dựng một nền Phật giáo nhập thế yêu nước, tư tưởng đó đã trở thành sợi chỉ đỏ, kim chỉ nam xuyên suốt của Phật giáo Việt Nam cho đến tận ngày nay.

Trước khi nhập Niết-bàn, ngài đã để lại bài kệ “Pháp thân thường trụ” qua sự trả lời cho thị giả hầu cận bên ngài là Bảo Sát: “Tất cả pháp không sinh. Tất cả pháp không diệt. Ai hiểu được như vậy. Thì chư Phật hiện tiền. Nào có đến có đi”.

Chư tôn đức Tăng Ni niêm hương tưởng niệm

Chư tôn đức Tăng Ni niêm hương tưởng niệm

Ngài xả báo an tường, thâu thần thị tịch ngày 1-11-Mậu Thân (1308). Thọ thế 51 năm tại am Ngọa Vân – Đông Triều – Quảng Ninh.

Tại buổi lễ, chư tôn đức và cùng lãnh đạo chính quyền tỉnh tiến hành nghi thức dâng hương tưởng niệm, đảnh lễ trước tôn tượng Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, đồng thời tụng thời kinh Bát-nhã cầu nguyện cho đất nước yên bình, phát triển thịnh vượng, Phật pháp mãi trường tồn với đời, đại dịch sớm tiêu trừ để xã hội được bình an.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày