Bình Phước: Chùa Đức Bổn A Lan Nhã tổ chức Vu lan

GNO - Ngày 16-8, tức (21-7-Giáp Ngọ), tại chùa Đức Bổn A Lan Nhã, huyện Bù Đăng (Bình Phước) đã long trọng tổ chức lễ Vu lan - Báo hiếu cho đồng bào dân tộc.

Anh VG (4).jpg

Tặng lẵng hoa chúc mừng của chính quyền các cấp

Chứng minh tại buổi lễ có: HT.Thích Nhuận Thanh, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Phước; TT.Thích Đông Tấn, Trưởng BTS huyện Bù Đăng cùng chư tôn đức Tăng Ni BTS và các huyện cùng chính quyền lãnh đạo tỉnh, đông đảo đồng bào Phật tử về tham dự.

Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, ấm cúng, các Phật tử đã được chư tôn đức ôn lại những công lao to lớn của cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục, nuôi dạy con cái nên người cũng như ý nghĩa của việc tổ chức lễ Vu lan, dâng y.

Anh VG (2).jpg

Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử tham dự

Anh VG (1).jpg
  Phật tử tác bạch tại lễ Vu lan chùa Đức Bổn A Lan Nhã

Anh VG (3).jpg
Lễ cài hoa hồng

Tại buổi lễ, bông hồng đỏ và trắng được các Phật tử cài lên áo cho những ai còn cha mẹ hay đã mất với ân nghĩa sinh thành.

Bên cạnh đó, các Phật tử còn nhất tâm tụng kinh Vu lan, hồi hướng công đức cho cha mẹ, hồi hướng cho đồng bào chiến sĩ trận vong, có công lao to lớn đối với đất nước.

Trước đó, chư Tăng Ni trong huyện và Phật tử đồng bào về tham dự lễ đã thành kính dâng hương tại đền thờ Bác Hồ nằm trong khuôn viên chùa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày