Bổ sung đủ vitamin D để tăng đề kháng cơ thể

GNO - Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe toàn diện và nhiều chức năng của cơ thể như: điều hòa và hấp thu calcium giúp xương, cơ, tóc và răng khỏe mạnh. Đồng thời, vitamin D còn giúp tăng sức đề kháng.

Chúng ta có thể đảm bảo cung cấp đủ vitamin D nếu tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, cũng có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể qua các loại thực phẩm.

Mushrooms.jpg

Nấm là thực phẩm giúp bổ sung vitamin D cho cơ thể, bên cạnh protein và nhiều vitamin quan trọng

1. Thực phẩm làm từ bơ sữa

Các sản phẩm như sữa, sữa chua, bơ sữa và phô mai là nguồn cung cấp vitamin D lớn cho cơ thể, có thể tích hợp vào chế độ ăn mỗi ngày. Trong đó, phô mai thuộc nhóm thực phẩm có hàm lượng vitamin D cao nhất.

Trong trường hợp cơ thể không dung nạp lactose, với người ăn chay (không sử dụng sản phẩm từ động vật) có thể thay thế phô mai bằng sữa đậu nành. Ngoài vitamin D, sữa đậu nành còn chứa lượng protein tương đương sữa bò và giàu vitamin C, chất sắt.

2. Trứng

Trứng có thể đáp ứng nhu cầu vitamin D hàng ngày. Ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng giúp đáp ứng thêm các vitamin khác cho cơ thể.

3. Nấm

Các loại nấm có ưu điểm là chứa ít chất béo nhưng giàu dinh dưỡng và cung cấp vitamin D cho cơ thể. Nếu muốn tăng cường vitamin, bạn có thể tiêu thụ nấm 4 lần/ tuần qua món ăn.

Để nấm phát huy thêm công dụng, bạn có thể phơi nấm dưới ánh nắng mặt trời trước khi đem chế biến vì nấm có thể tự sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên.

4. Ngũ cốc nguyên cám

Ngũ cốc nguyên cám cũng là một nguồn cung vitamin D cho cơ thể, bên cạnh mức chất xơ có lợi cho sức khỏe. Các món điểm tâm làm từ ngũ cốc, kết hợp với sữa tươi không đường giúp bổ sung lượng vitamin D đáng kể cho cơ thể.

5. Các loại hạt

Hạt dẻ và đậu phộng cũng chứa nhiều vitamin D. 1 nắm tay hạt dẻ và đậu phộng đảm bảo đủ nhu cầu vitamin D hàng ngày cho cơ thể.

Huệ Trần
(theo Medical Daily)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày