BR-VT: Lễ dâng y Kathina tại chùa Phước Hải

Phật tử nhiễu y cúng dường chư Tăng sau ba tháng An cư kiết hạ theo truyền thống
Phật tử nhiễu y cúng dường chư Tăng sau ba tháng An cư kiết hạ theo truyền thống
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 27-11, Thượng tọa Thích Minh Hạnh, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế tỉnh, trụ trì chùa Phước Hải (TP.Vũng Tàu) cử hành lễ dâng y Kathina sau ba tháng An cư kiết hạ, theo truyền thống Phật giáo Nam tông.
Chư tôn đức dâng hương Tam bảo

Chư tôn đức dâng hương Tam bảo

Chứng minh lễ với sự hiện diện của Hòa thượng Hộ Chánh, Thành viên Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Huệ Trí, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh BR-VT; Hòa thượng Thiện Pháp, Giáo phẩm hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh; Thượng tọa Thích Nhuận Nghĩa, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh, Thượng tọa Giác Trí, Phó Trưởng ban kiêm đặc trách hệ phái Nam tông…

Sau thời lễ bái Tam bảo là nghi thức nhiễu Phật 3 vòng xung quanh ngôi chánh điện chùa Phước Hải. Tại Phật điện, nhận sự thỉnh cầu từ Ban Nghi lễ chùa, chư tôn đức hệ phái đã thay chúng Tỳ-kheo truyền Tam quy ngũ giới cho hàng Phật tử tại gia.

Hòa thượng Thích Huệ Trí đã có thời pháp ngắn nói về công đức của việc dâng y Kathina

Hòa thượng Thích Huệ Trí đã có thời pháp ngắn nói về công đức của việc dâng y Kathina

Thượng tọa Minh Hạnh tác bạch nhắc lại lời dạy của Đức Thế Tôn về hạnh hiếu; Hòa thượng Thích Huệ Trí đã có thời pháp ngắn nói về công đức của việc dâng y Kathina. Theo đó, Hòa thượng đã dùng những hình tượng để giảng rõ hơn về hạnh hiếu, về mục đích của sự tu tập và 5 công đức của việc dâng y Kathina: Sống lâu, có sắc đẹp đáng chiêm ngưỡng, thân và tâm được an lạc, thân và tâm có sức mạnh, có trí tuệ sáng suốt.

Quang cảnh lễ dâng y Kathina tại chùa Phước Hải

Quang cảnh lễ dâng y Kathina tại chùa Phước Hải

Sau nghi lễ dâng y Kathina, thọ nhận y, Thượng tọa Minh Hạnh đã tổ chức cho Tăng đoàn trì bình khất thực theo truyền thống trong khuôn viên chùa.

Dịp này, Thượng tọa Bửu Hiền đã có bài pháp thoại về ý nghĩa của sự quy y và tu tập đến đại chúng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày