GNO - Chuyên gia di tích Trung Quốc đã xác định 1 bức tượng Phật giáo 1.000 năm tuổi chứa xác ướp của một nhà sư, hiện sở hữu bởi một nhà sưu tập tư nhân Hà Lan, là một hiện vật bị đánh cắp khỏi một ngôi làng ở phía đông Trung Quốc vào năm 1995 (ảnh).
Cục Di tích Văn hóa ở tỉnh Phúc Kiến hôm 21-3 cho biết xét về mặt báo cáo nghiên cứu và truyền thông, các chuyên gia đã khẳng định rằng bức tượng trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungary là một hiện vật bị đánh cắp từ làng Dương Xuân ở Phúc Kiến vào năm 1995.
Cục sẽ tiếp tục điều tra di tích trong làng và tìm kiếm thêm thông tin trong khi báo cáo với các cơ quan chức năng văn hóa quốc gia nhằm xác định và theo dõi di tích bị đánh cắp trong việc tuân thủ các quy trình bình thường, một phát ngôn viên của cục cho biết.
Bức tượng đã được trưng bày trong triển lãm "Thế giới xác ướp" tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungary mở cửa vào tháng 10 năm ngoái và dự kiến ban đầu được trưng bày cho đến tháng 17-5, nhưng đã được lấy lại khỏi cuộc triển lãm vào ngày thứ Sáu vừa qua khi bảo tàng cho biết là "chủ sở hữu Hà Lan đã lấy lại bức tượng mà không đưa ra bất kỳ lý do nào".
Dân làng ở Dương Xuân đã bật khóc trong khi những người khác đã đốt pháo hoa sau khi nhìn thấy bức tượng qua tin tức truyền hình Trung Quốc hồi đầu tháng này.
Cơ quan an ninh ngay lập tức cử các chuyên gia đến làng để điều tra vấn đề này. Qua nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm thấy một số lượng lớn các hình ảnh, di tích lịch sử và các hồ sơ bao gồm cả một phả hệ cho thấy xác ướp là một vị tổ trước đây của một gia tộc địa phương.
Bức tượng trước đây nằm trong ngôi chùa làng, đã bị đánh cắp vào năm 1995. Tượng đội một chiếc mũ và y áo khi ngồi trong chùa, và được tôn thờ như một vị tổ.
Theo cơ quan lưu trữ Dương Xuân, bức tượng Phật là một người đàn ông địa phương trở thành một tu sĩ ở độ tuổi 20 và nổi tiếng với việc giúp người trị bệnh và truyền bá đức tin Phật giáo.
Khi viên tịch ở tuổi 37, di thể của ngài đã được ướp và được người dân địa phương đắp thành một bức tượng với xác ướp bên trong khoảng thời gian vào đời nhà Tống ở Trung Quốc. Bức tượng đã được thờ tại đình làng từ bấy giờ.
Văn Công Hưng (Theo Tân Hoa)