Bụi trong nhà có thể gây kháng thuốc kháng sinh?

GNO - Vi khuẩn đi vào nhà chúng ta, vào phòng gym và nơi làm việc; sau đó bám vào da hoặc bay lơ lửng trong không khí, kết hợp với các vi khuẩn đang có trong nhà và có thể trở nên kháng thuốc kháng sinh - theo một nghiên cứu mới đây.

bui trong nha.jpg

Bụi trong môi trường nhà ở, văn phòng, phòng tập có thể mang nhiều vi khuẩn gây hại - Ảnh minh họa

Thông thường, thuốc kháng sinh can thiệp vào các chức năng bên trong của vi khuẩn có hại thông qua việc làm yếu đi màng bên ngoài của vi khuẩn, làm giảm khả năng nhân đôi DNA hoặc ngăn chúng hình thành các protein quan trọng và phát triển.

Dù kháng sinh là giải pháp điều trị các viêm nhiễm như viêm phổi, lao phổi và bệnh lậu nhưng theo thời gian, các vi khuẩn sẽ tiến hóa để chống lại sự điều trị này. Các vi khuẩn kháng kháng sinh đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng và các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra giải pháp mới xử lý các vi khuẩn này.

Cho đến nay, các nghiên cứu gợi ý rằng vi khuẩn từ không khí trong nhà và văn phòng làm việc của chúng ta có thể chuyển giao các gene gây kháng thuốc kháng sinh - nghiên cứu phát hành trên tạp chí PLOS Vi khuẩn.

Trước đây, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu tương tự đối với vi khuẩn trong môi trường bệnh viện chứ không phải môi trường công cộng hay nhà ở.

Và điều đáng ngại là thậm chí nếu không có nhiều vi khuẩn đi chăng nữa thì khả năng tiếp xúc với chúng cũng rất cao vì chúng ta hầu hết đều ở trong nhà thời gian dài mỗi ngày - theo các chuyên gia Đại học Northwest, Illinios.

Trong tình hình xấu nhất, các vi sinh ngoài trời có thể chuyển giao gene kháng kháng sinh cho vi khuẩn nguy hiểm hơn đang có mặt bên trong nhà; vi khuẩn này sau đó có thể truyền nhiễm sang người hoặc trở nên khó điều trị hơn.

Hiện các nhà nghiên cứu chưa biết vi sinh kháng kháng sinh từ đâu đến. Trong nghiên cứu này, các chuyên gia đã lấy 40 mẫu vi sinh từ 40 địa điểm bên trong nhà, từ phòng tập thể lực cho đến các trung tâm giải trí, phòng tập yoga. Kết quả cho thấy có hơn 50 gene “quá giang” giữa các vi sinh.

Ở môi trường trong nhà, các vi khuẩn trôi nổi này có thể bị “căng thẳng” bởi không khí khô, thiếu dưỡng chất, nhiệt độ không phù hợp hay phải ở gần các vi khuẩn khác. Và cho đến nay, chưa nghiên cứu khoa học nào “chứng kiến” sự chuyển giao gene kháng kháng sinh giữa các vi sinh - các chuyên gia nói.

Do vậy, các nhà nghiên cứu sẽ nghiên cứu để biết được khi nào và ở đâu các vi khuẩn kháng kháng sinh có thể “chia sẻ” các gene của chúng với các vi khuẩn, gây bất lợi cho sức khỏe con người và nghiên cứu các sản phẩm làm sạch hoặc làm yếu sự chuyển giao các gene này.

Huệ Trần

(theo Live Science)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày