Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ thí dụ trong kinh Phật

Khi nghiên cứu kinh Phật, người nghiên cứu ít nhiều cảm nhận được giá trị giải thoát toát ra từ lời kinh - Ảnh minh họa
Khi nghiên cứu kinh Phật, người nghiên cứu ít nhiều cảm nhận được giá trị giải thoát toát ra từ lời kinh - Ảnh minh họa
Giác Ngộ - Đó là đề tài luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành Ngôn ngữ học của học viên Nguyễn Hoàng Thanh Quang đã bảo vệ thành công tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hôm 17-11 vừa qua. 

Phật tử Nguyễn Hoàng Thanh Quang, pháp danh Minh Hiển, hiện sinh hoạt tại chùa Phước Quang, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

GS.TS Nguyễn Đức Tồn, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, người phản biện đề tài, nhận xét: Luận văn cho thấy được đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong kinh Phật và cũng là đặc điểm sử dụng ngôn ngữ tài tình của Đức Phật. Nghiên cứu vấn đề này không chỉ làm rõ hơn bản chất và tác dụng của các thí dụ nói chung đối với việc diễn giải các tư tưởng cao sâu, trừu tượng, đồng thời giúp hiểu rõ hơn đạo Phật, một tôn giáo lớn ở nước ta, từ đó càng hiểu thêm về văn hóa dân tộc. Vì vậy đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, có tính thời sự và cần thiết.

Sau khi bảo vệ thành công luận văn, tác giả tâm sự: Nếu nhìn ở góc độ khoa học, Phật học vượt trên mọi khoa học, hay nói cách khác, tất cả các ngành khoa học đều có thể tìm thấy mình trong Phật học. Vì thế, kinh Phật là mảnh đất màu mỡ cho việc nghiên cứu khoa học, nhất là các ngành khoa học xã hội như triết học, văn học, ngôn ngữ học, lịch sử, xã hội học… 

Lại nữa, khi nghiên cứu kinh Phật, người nghiên cứu ít nhiều cảm nhận được giá trị giải thoát toát ra từ lời kinh. Điều đáng tiếc là hiện nay, ngoài các trường/viện Phật học, các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh khi nghiên cứu khoa học chưa chú ý thích đáng đến đối tượng nghiên cứu là kinh Phật.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày