Các học giả đề nghị đổi tên Tam Tạng Triều Tiên

GNO - Một học giả người Mỹ hôm thứ Ba (3-9) đề nghị rằng “The Tripitaka Koreana” (Tam Tạng Triều Tiên), tên tiếng Anh cho "Palmandaejangyeong (Bát vạn Đại Tạng Kinh - 80.000 bộ kinh)", nên được thay đổi đơn giản thành "Goryeo Daejanggyeong" hay Đại Tạng Triều Tiên.

>>> Diễn đàn quốc tế về kinh điển Phật giáo tại Seoul

Các học giả đến từ Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản cũng yêu cầu các học viện khởi động toàn diện, các nghiên cứu liên ngành về bộ kinh bằng gỗ lâu đời nhất trên thế giới, bao gồm khoảng 1.514 văn bản được khắc trên 81.258 khối gỗ riêng biệt và kết hợp thành 6.815 tập tại 2013 Liên hoan Tam Tạng Triều Tiên, Hội thảo quốc tế được tổ chức tại khách sạn Hotel Plaza ở trung tâm Seoul vào thứ Ba.

vch.jpg

Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế về Tam Tạng Triều Tiên

Giáo sư Robert Buswell của UCLA cho rằng tên tiếng Anh của di sản văn hóa này nên được thay đổi đơn giản là "Goryeo Daejanggyeong" trong tiếng Hàn, hoặc Đại Tạng Triều Tiên, thay vì sử dụng từ Tam Tạng (Tripitaka).

“Từ “Goryeo Daejanggyeong" lớn hơn và rộng hơn rất nhiều so với hình mẫu Tam Tạng Ấn Độ. Nó không thực sự thể hiện được ý nghĩa của Đại Tạng Triều Tiên", ông nói, khi  giải thích rằng việc sản xuất các bộ kinh từ tập hợp các khối gỗ như một cam kết quốc gia vĩ đại về mặt tiền bạc và nhân lực - có lẽ, ông tuyên bố, so sánh với sứ mệnh hiện đại gần nhất của Hoa Kỳ là đi đến mặt trăng vào những năm 1960.

Hội nghị chuyên đề quốc tế này nhấn mạnh khía cạnh ít được biết đến về bộ kinh Phật, khuyến khích công chúng nâng cao nhận thức về di sản văn hóa 800 năm tuổi này.

Buswell đã giới thiệu nhà sư học giả Sugi, người đã để lại công trình ghi chép chi tiết đáng ghi nhận về quá trình mà ông và đội ngũ biên tập của ông đã theo đuổi trong việc biên soạn bộ kinh.

"Ghi chú của Sugi thậm chí còn có giá trị hơn vì chúng là những ghi chép duy nhất còn tồn tại kể lại chi tiết việc làm thế nào mà một học giả Phật giáo Đông Á trong thời cận đại đã đi khắp nơi với nhiệm vụ đối chiếu, duyệt lại và chỉnh sửa hàng ngàn bộ kinh thành một đại tạng rốt ráo", ông nói.

Giáo sư Baba Hisayuki thuộc Đại học Bukkyo, Nhật Bản tiết lộ rằng Tam Tạng Triều Tiên, được cho là đã được hoàn thành tại Namhae, tỉnh Nam Gyeongsang, khoảng năm 1247 sau 18 năm làm việc chăm chỉ, là một trong những vật phẩm được mong muốn nhất của các Phật tử Nhật Bản trong thời kỳ Edo (1603-1867) Nhật Bản.

"Theo Biên niên sử của triều đại Joseon, 45 bản in đầy đủ Tam Tạng Triều Tiên đã được gửi đến Nhật Bản và dòng họ Ashikaga, dòng họ cai trị kinh đô Kyoto của Nhật Bản sau đó. Họ đã nhận được 20 bộ từ triều đại Joseon và gia tộc Oouchi nhận được 12 bộ bởi vì họ muốn thành lập ngôi chùa Phật giáo trong lãnh địa của mình, và việc có Tam Tạng là điều cần thiết", ông nói.

Ông cũng nói rằng một loạt các nghiên cứu khoa học Phật giáo đã được tiến hành cùng một lúc và Tam Tạng đã được sử dụng như một trong những tài liệu có giá trị nhất.

Lewis Lancaster, giáo sư danh dự tại Đại học UC Berkeley, kêu gọi hành động quốc tế và liên ngành để nghiên cứu về bộ kinh này.

"Trọng tâm của những nghiên cứu này là để bảo quản, sử dụng và hiểu về nguồn lực có giá trị này và để đạt được những mục tiêu trên, chiến lược nghiên cứu hướng về hàng ngàn đối tượng trong bộ kinh không thể được giới hạn trong một ngành duy nhất hoặc thậm chí một vài người", Lancaster, người đã giới thiệu bộ Tam Tạng đến Tây bán cầu, nói.

"Phạm vi chuyên môn phải bao gồm triết học, mạng lưới xã hội, thực vật học, vật lý, kiến trúc, khảo cổ học, lịch sử, khoa học chính trị, nghệ thuật, ngôn ngữ học và nhiều hơn nữa. Để hoàn thành sự hợp tác trong tương lai như vậy, chiến lược và tổ chức mới là bắt buộc. Nó sẽ đòi hỏi không gì hơn là một sự thay đổi lớn của nền văn hóa học thuật, đặc biệt là trong khoa học nhân văn khi chúng ta thay đổi từ cá nhân đến nhóm nghiên cứu theo định hướng".

Trong lúc này, Liên hoan Tam Tạng Triều Tiên sẽ được tổ chức trên toàn tỉnh Nam Gyeongsang, nơi có chùa Haeinsa - nơi Tam Tạng Triều Tiên được lưu giữ, từ 27-9 đến 10-11.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày