Cảm ơn

Giác Ngộ - Đó là hai từ phải được thốt ra từ sự biết ơn thực sự, nếu không thì nó chỉ đơn thuần là một từ dùng để xã giao mà thôi…

Bạn có thường nói cảm ơn không? Chắc nhiều, nhưng bạn có thực sự biết ơn người mà bạn vừa nói cảm ơn, bằng cả sự chân thành? Nếu chưa thì hãy thực tập nói cảm ơn khi mình thực sự biết ơn ai đó…

 

Ví dụ, hãy nói cảm ơn mẹ, cảm ơn ba vì tình yêu của ba mẹ đã cho con hiện diện nơi cõi đời này, để con cảm được tất cả buồn, vui của kiếp nhân sinh. Từ sự cảm nhận đó cho con ngộ ra cuộc đời này là vô thường, giả tạm, để con đi thênh thang, không chấp có, chấp không… 

Cảm ơn bạn đã kịp nhận ra nỗi buồn của ta và cho ta một lời khuyên sắc đáng, chân thành, “khai thị” cho ta được sáng mắt, sáng lòng. Cảm ơn cái nắm tay rất chặt của bạn khi ta muốn rơi xuống giữa những nỗi lao chen, khổ đau, bộn bề của lợi danh, được mất…

Cảm ơn thầy đã là điểm tựa và bao giờ cũng sẵn lòng ngồi nghe con tỉ tê chuyện thất bại, hư danh, vinh nhục của đời. Và bao giờ thầy cũng rút ra một triết lý sống mà cứ mỗi lần gần gục ngã, chếch choáng con lại quay về, nương tựa… Thở và mỉm cười!

 

Cảm ơn bữa cơm đạm bạc, chỉ có rau, củ, quả nhưng nó là công lao tác của nhiều người. Cảm ơn người nông dân, cô đầu bếp, anh phục vụ… Và cảm ơn cả nắng, mưa thuận hòa cho rau trái tốt tươi, để ta có bữa cơm ngon, nuôi dưỡng thân “tứ đại” (*) này…

Cảm ơn một người đã thường nhắn tin động viên ta, quay về nương tựa Tam Bảo của tự thân để ta kịp nhận ra mình đã đi quá xa, chạy mải miết với những hư danh, hảo huyền. Cảm ơn em đã chu đáo, sớm tối đều nhắc ta từng li, từng tí, để ta biết rằng ta vô tâm với em và với chính mình…

Cảm ơn sự nhiệm mầu của hạnh lắng nghe mà thầy đã dạy con thực tập. Nhắc rằng: “Con nguyện sẽ lắng nghe, bởi con biết chỉ cần lắng nghe thôi cũng đã làm vơi bớt rất nhiều khổ đau của kẻ khác rồi”…

Cảm ơn, vì bạn, em đã nói cảm ơn ta…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày