Chị và thơ đã sống trong lòng bạn đọc

Giác Ngộ - Tôi đọc thơ chị từ hồi học phổ thông, đọc thơ chị mà cứ ngỡ mình đọc châm ngôn, hoặc ca dao vì nó gần gụi lại thấm nhuần triết lý sống, giản dị, chân tình, đầy lạc quan. Đó là những câu thơ “đi vào lòng người” (như nhận xét của BS.Đỗ Hồng Ngọc): “Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/ Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/ Lợi danh như bóng mây chìm nổi/ Chỉ có tình thương để lại đời…”. Thi phẩm ấy đã viết nên tên tuổi của chị - nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương.
wwwtkhk.JPG
Tập thơ Khúc tri âm do thơ bằng hữu
và độc giả đề tặng Hỷ Khương - Ảnh: M.K.

Tất nhiên, đó chỉ là một trong nhiều bài thơ hay, cực hay của chị mà bạn đọc biết đến, yêu mến để rồi thương luôn cả nhà thơ. Cách nay chừng một tháng, tại nhà GS.TS Trần Văn Khê (Bình Thạnh, TP.HCM), một lần nữa chị lại được bạn đọc cũng là thân hữu, là bạn thơ thể hiện tình cảm mến yêu trong chương trình “Tình thơ, tình đời”. Song song đó là những bài thơ đầy thiện cảm, kính mến mà bạn thơ viết cho chị, tặng chị từ trước đến nay được in với tựa “Khúc tri âm”. Chiều hôm đó, chị cười rạng rỡ như bất kỳ những lần xuất hiện trước công chúng khác, giọng vẫn nhẹ nhàng, ấm áp, chất giọng xứ Huế. Bạn bè của chị đến tham dự cũng toàn là những người nổi tiếng như GS.TS Trần Văn Khê, GS Trần Hữu Tá, BS.Đỗ Hồng Ngọc, BS.Trương Thìn, nhà thơ Hồ Đắc Thiếu Anh… Và ai khi được nói về con người và thơ của chị cũng đều trân trọng, lý do thì có nhiều như: một người yêu thơ đến lạ lùng, một người con hiếu thảo…

wwwTT (3).JPG

Nhà thơ Hỷ Khương - Ảnh: M.K.

GS.Trần Hữu Tá, người nhận viết lời giới thiệu cho “Khúc tri âm” đã chia sẻ rằng: “Khi nhà xuất bản gửi bản thảo, tôi đọc và đã nhận lời ngay”. Rồi ông bày tỏ: “Trong cuộc đời tôi, có hai nhà thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất là nhà thơ Quảng Nam - Khương Hữu Dụng và chị Hỷ Khương. Tôi ngờ rằng, hai con người này có thể không ăn cơm vài ngày nhưng không thể thiếu thơ một giờ…”.

Còn với tôi, hạnh phúc như Hỷ Khương đã có, đang có và được biểu hiện trong buổi thơ - nhạc “Tình thơ, tình đời” không phải ai cũng có được nếu thơ không xuất phát từ cái tâm của người làm thơ…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày