Chiếc xe đạp gầy nơi phố lạ

GNO - Tôi đã ngơ ngác trước hình ảnh này và suy nghĩ của tôi về cuộc sống có lẽ cũng chín hơn với cái chân lý vốn dĩ hiển hiện từ rất lâu mà tôi cạn cợt chưa thông hay cố tình lờ đi hạn hẹp.

xe dap gay.jpg


Chiếc xe đạp gầy ở phố Hong Kong - Ảnh: Trần Trọng Hiếu

Ở một nơi hoa lệ (Hong Kong) thế này, cũng không thiếu những mảng đời cơ cực, những thân phận như phải cố nép mình bên những xa hoa để vươn lên cộng sinh cùng những phù hoa vốn không thuộc về mình, nhưng không thể co khép mình lại như một thế giới xa cách với nó.

Dẫu biết đó là lẽ dĩ nhiên ở đời nhưng không cầm được chút xót xa - dù là thoáng qua nhưng ám ảnh trong tâm trí dài những ngày sau đó. Nhìn lại mình, tôi cũng chỉ là một người xa lạ, đến đây để công tác trong ít ngày rồi lại quay về nơi bồ-đề quyến thuộc của mình, còn họ - những con người đời gói ghém trong những chặng mưu sinh đã ở lại trong tôi, như một bài học cho mình về cuộc sống ở nơi xa lạ này.

Tôi lướt đi trong cái lạnh xứ người trên dưới 100C. Cái lạnh ấy đi cùng nỗi cô đơn của kẻ tạm xa nhà, thêm một chút lạnh cho những con người không quen tối nay, lướt ngang qua tôi trên những con phố lạ.

Tôi chợt thấy mình may mắn, rất may mắn nữa là đằng khác. Tôi sinh ra đủ đầy một con người khỏe mạnh, một năng lực để mưu sinh. Dẫu đời còn nhiều nỗi khó giãi bày nhưng trong cái lạnh xót người này, tôi tự hỏi liệu mình có vững chãi như họ giữa cuộc đời nhiều cơ cực này chăng? Tôi không biết nữa, nhưng tôi kính phục họ, có lẽ họ đang tranh đấu, không chỉ cho sự tồn sinh của bản thân mà còn cho những thiết thân của cuộc đời họ. Có thể tôi hiểu được họ, hiểu được cái cảm giác không dễ dàng bị khuất phục vì mình biết mình còn có lẽ để tranh đấu, và niềm hạnh phúc được phấn đấu và dành tất cả cho những trân quý thiêng liêng bên đời.

Chợt tôi thấy đời vô thường quá. Chớp mắt, vạn sự không còn như trước cái chớp mắt. Và ngày nào đó khi tôi quay lại, cũng tại nơi này, sẽ không còn hình ảnh cái xe khóa vào tấm chắn vỉa hè thế này. Còn vả chăng nếu còn, chắc cũng là một bài học nhắc nhớ về nghị lực vượt khó của kiếp nhân sinh.

Tôi thấy mình nên thấm lẽ “thiểu dục” mà Phật dạy. Con người mà sống cho bản thân mình thì đâu có gì là khó. Khó là ở chỗ để lại cho người thân thương xung quanh một ý niệm lành thiện về sự có mặt của mình trong đời họ. Thương thay câu hát “Nếu là con chim, chiếc lá - thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh”. Ừ, đúng rồi đó, đừng là chiếc lá vàng khi nó hãy còn xanh, đừng chết khi mình đang sống - với sự đắm chìm trong cái tôi cá nhân ấp ủ muốn thoát thai, muốn sống cho cái tự do, cái quyền cá nhân tối thượng mang lại nhiều khổ đau cho người và cho chính ta.

Ở đời, làm phàm nhân thì dễ. Không mong làm thánh nhân, chỉ mong phàm tính trong mình ít dần đi, ít dần đi để nó không đủ sức giết non mình và làm mình tha hóa với những mong cầu và thỏa mãn cá nhân... vốn chưa bao giờ là cùng tận và hữu hạn.

Có khi, lướt ngang qua khổ đau để xác tín khổ đau, xác tín bản chất lẽ đời để không đắm chìm trong những bất tận mê hoặc, để trả hồn về với thanh thản cõi hiện sinh…

Trần Trọng Hiếu (từ Hong Kong)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.
Tăng là đoàn thể đẹp, không nên quy chụp một cá nhân với toàn thể Tăng đoàn - Ảnh minh hoạ của Quảng Đạo/BGN

Không nên thối thất niềm tin chỉ vì “con sâu làm rầu nồi canh”!

GNO - So với những thành tựu to lớn của Phật giáo Việt Nam cũng như hàng ngàn những bậc thầy đạo hạnh đang làm lợi đạo ích đời, thì những “điều xấu về tu sĩ” kia chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”. Không thể vì người ngoài mà khiến cho mình thối thất, bỏ chùa, không hướng đến đời sống đạo đức...

Thông tin hàng ngày