Cho chữ đầu năm, nét đẹp văn hóa ở Chí Linh tự

“Ông đồ trẻ” Thành Trí cho chữ tại Chí Linh tự
“Ông đồ trẻ” Thành Trí cho chữ tại Chí Linh tự
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Mỗi khi Tết đến xuân về, chùa Gám (Chí Linh tự) xã Xuân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) lại chuẩn bị các hoạt động đón Tết cổ truyền, nhất là tục xin chữ ngày xuân, nhằm giáo dục thế hệ trẻ hiểu và giữ gìn, phát huy các phong tục tốt đẹp của dân tộc.

Chùa Gám (Chí Linh Tự), một công trình văn hoá tâm linh nổi tiếng được xây dựng từ đời Trần. Đây là điểm đến của một khu du lịch sinh thái tâm linh tầm cỡ khu vực Bắc Trung Bộ tại huyện Yên Thành. Được biết, chùa Gám trong hè năm 2017 chính là ngôi chùa đầu tiên tại Nghệ An tổ chức “Khóa tu mùa hè” dành cho thanh thiếu niên.

Mỗi dịp Tết đến xuân về chùa Gám lại tổ chức tục cho chữ

Mỗi dịp Tết đến xuân về chùa Gám lại tổ chức tục cho chữ

Đón Tết Nhâm Dần năm nay, du khách gần xa khi về chùa Gám lễ Phật, thăm xuân vô cùng thích thú khi thấy “ông đồ” rất trẻ giữa không gian được trang trí như ngày xưa.

Chị Tố Uyên, một Phật tử đang chờ xin chữ cho hay: “Tết này, gia đình tôi về chùa lễ Phật cầu nguyện một năm mới bình an, lại bất ngờ khi thấy góc “ông đồ tặng chữ”, một hình ảnh rất quen nhưng cũng lạ với hiện nay lại được tái hiện trong không gian ngày Tết. Mọi người ai cũng muốn xin cho mình vài chữ cầu lộc, cầu tài, cầu may mắn trong năm mới”.

Đầu năm du khách thập thương đến xin chữ rất đông

Đầu năm du khách thập thương đến xin chữ rất đông

Từ sáng mùng 1 Tết, người đến xin chữ khá đông, nhưng mọi người ai cũng thực hiện tốt 5K xếp hàng chờ đợi để được tặng chữ. Được biết vì tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhà chùa còn tặng chữ online cho du khách bằng con đường bưu điện hoặc síp đến tận nhà.

Thầy Chúc Khả và Phật tử Thành Trí viết được nhiều thể loại thư pháp, nhưng chủ yếu viết bằng thư pháp Việt. Theo Thành Trí thì thư pháp Việt gần gũi, dễ cảm, dễ hiểu. Thư pháp Việt là một môn nghệ thuật và là một giá trị văn hóa cần được bảo tồn và phát huy. Đó cũng là một nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt tinh thần của người dân Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày