Chọn Phật giáo làm lối sống

GN - Sư Minh Giải (chùa Huyền Không, tỉnh TT-Huế) là một vị sư trẻ vừa thọ giới tại Đại giới đàn Trí Thủ - Huế 2019 và đạt danh hiệu Thủ khoa giới đàn Sa-di Hệ phái Nam tông.

AB65ED36-0AF8-491D-A8C9-4BBE7C463963.jpeg


Sư Minh Giải

Vị sư trẻ sinh ra và lớn lên ở Quảng Ninh; sống, làm việc tại Hà Nội gần 10 năm và chính thức trở thành một tu sĩ vào tháng 8-2018. Từ khi còn là sinh viên cho đến khi xuất gia, Sư tham gia rất nhiều các hoạt động tình nguyện, từ thiện, văn hóa - văn nghệ, sư đã có khoảng thời gian là MC của một số chương trình truyền hình, cộng tác viên của một số báo điện tử cũng như dấn thân, phụng sự trong việc chia sẻ Phật pháp tới các bạn trẻ tại Hà Nội, khu vực miền Bắc.

Năm 2015, sư được Trung ương Đoàn Thanh niên trao tặng giải thưởng Sao Tháng Giêng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

Gác lại những thành tích bên ngoài, sư chn con đường xuất gia. Sư chia s nhân duyên đến với đạo Phật:

- Nhân duyên đến với đạo Phật của tôi rất tình cờ và cũng khá ấn tượng. Năm 11 tuổi, khi đi học về, thấy cuốn kinh Phật của bà tụng hàng ngày đã cũ, bị rách khá nhiều và đang đặt trên tivi. Với bản tính hiếu kỳ của một đứa trẻ mới lớn, tôi mở ra xem và bị cuốn hút một cách kỳ lạ. Tôi nhớ mình đọc đi đọc lại câu niệm Phật: Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Và một đoạn thơ mà tôi vẫn còn nhớ đến tận bây giờ:

“Tâm dẫn đầu các pháp

Tâm làm chủ, tâm tạo tác

Nếu nói hay làm với tâm thiện

Thì hạnh phúc sẽ theo ta như bóng với hình”.

Từ đó trở đi, sau mỗi lần mẹ mua hoa, mua nến về thắp hương tổ tiên ngày mùng 1, 15 hàng tháng, tôi đều lựa những bông hoa còn tươi để dâng Phật. Lớn hơn chút nữa, hiểu thêm hơn nhiều điều, gia đình và bản thân cũng có những thay đổi nhất định để thể hiện lòng kính trọng với đạo pháp chân chánh như lập bàn thờ Phật riêng, dành một khoảng thời gian trong ngày để tĩnh tâm, đọc kinh, ngồi thiền. Đó là một nhân duyên thật đẹp để hun đúc cũng như tạo nền tảng vững chắc cho con đường mà bản thân tôi đã chọn ngày hôm nay.

* Là trí thức trẻ, nền tảng gia đình tốt, lại đang có một công việc rất ổn đnh, sư chn con đường tu tập, hẳn đã phải “đấu tranh” nhiều?

- Sư MINH GIẢI: Trong cuộc đời mỗi người, chắc chắn sẽ có nhiều sự lựa chọn, có những lựa chọn được nhiều người ủng hộ và có những lựa chọn đôi khi đi ngược lại với suy nghĩ chung của số đông. Lựa chọn từ bỏ gia đình, từ bỏ công việc khi mọi thứ đang rất ổn định để trở thành một vị tu sĩ của tôi cũng là lựa chọn không hề dễ dàng và phải mất nhiều thời gian để những người xung quanh tôi có thể hiểu và cảm thông được. Suy cho cùng, nếu chúng ta cứ mải miết chạy theo những thứ như cơm, áo, gạo, tiền; mải miết chạy theo guồng quay của xã hội, để rồi đến một lúc nào đó ngồi nhìn lại suốt quãng thời gian đã qua, giờ muốn làm gì chúng ta không thể làm được điều chúng ta mong muốn nữa. Tôi sẽ không bao giờ hối tiếc vì những gì mình đã lựa chọn, kể từ những năm tháng thanh xuân tươi đẹp cho đến những năm tháng quyết định trở thành một tu sĩ sống và tu học trong chùa.

* Bưc vào con đường tu tập chuyên sâu tại chùa, sư cảm nhận có gì khác so với đời sống thế tục?

- Trước đây, khi là Phật tử tu tại gia, tôi cũng có cơ hội được tiếp xúc và trò chuyện với nhiều vị thầy, sư cô, được lắng nghe những chia sẻ của họ về những câu chuyện của người tu khiến mình càng có thêm động lực. Giờ đây, khi đã bước chân vào tu học chuyên sâu mà nhất lại là tu học theo hệ phái Phật giáo Nguyên thủy tại Huế - một nơi được coi là cái nôi của Phật giáo Việt Nam, tôi càng có cho mình thật nhiều cảm nhận sâu sắc. Mọi sinh hoạt tại chùa đều rất nghiêm chỉnh, từ việc công phu tụng kinh, hành thiền một ngày hai thời sáng và chiều, cho đến các công việc lao tác trong chùa, đó là những việc mà trước đây ở ngoài đời, đôi lúc rất hay dễ duôi.

Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng thật may mắn khi được Hòa thượng trụ trì chùa trực tiếp chỉ dạy, thầy chỉ dạy từ những việc nhỏ nhất như cắm hoa, quét dọn cho đến việc học thuộc kinh bằng tiếng Pali hay chuẩn bị các buổi lễ lớn của chùa, của hệ phái, viết bài, nghiên cứu, tìm hiểu giáo lý hay thực hiện các chương trình Phật pháp chuyên sâu… Có được phục vụ, được làm việc hỗ trợ thầy, tôi mới thấy được rõ trí tuệ, tình thương của thầy dành cho mình. Và một cảm nhận khác nữa khi tu học chuyên sâu tại chùa, tính tự lập của bản thân được nâng cao hơn, tính cẩn thận, tỉ mỉ, chỉn chu trong công việc cũng được chú ý nhiều hơn.

4B3FF24B-97E4-46CB-9197-3F974A27C553.jpeg


Đường vui tu tập

* Từ kinh nghiệm cá nhân, theo sư, nhng người trẻ muốn xuất gia, theo sư cần chuẩn bị điều gì? Và nếu chưa có duyên xuất gia thì nên sống theo Phật như thế nào?

- Đối với một người trẻ xuất gia, theo tôi cần phải chuẩn bị và lưu ý một số điều. Điều quan trọng đầu tiên là phải có sức khỏe, vì khi có sức khỏe chúng ta sẽ làm được nhiều việc, sức khỏe ở đây là cả sức khỏe thể chất và sức khỏe trí não. Điều thứ hai là chúng ta phải xác định rõ con đường mình lựa chọn sẽ có nhiều thử thách, khó khăn, vì vậy phải luôn kiên định, cố gắng để vượt qua, không chùn bước.

Với bản thân mình, tôi luôn có gia đình, luôn có thầy, luôn có các huynh đệ đồng tu, luôn có quý Phật tử là động lực để mình không bao giờ cho phép bản thân được bỏ cuộc. Và một điều cuối cùng, theo tôi một người trẻ xuất gia cần phải có là chí nguyện dấn thân phụng sự, lựa chọn đúng con đường để đem giáo pháp, Chánh pháp của Đức Phật lan tỏa rộng khắp muôn nơi. Nếu tuổi trẻ không dấn thân phụng sự, không đem sức khỏe, sức trẻ của mình có để phát triển đạo pháp thì sẽ là một điều vô cùng đáng tiếc. Chính những người trẻ xuất gia sẽ trở thành rường cột của Phật giáo trong tương lai. Thời buổi công nghệ phát triển, thời buổi hội nhập, những người trẻ đi tu cũng cần phải hòa nhập. Và cũng cần chú ý hòa nhập nhưng không được hòa tan.

Còn đối với bạn trẻ chưa đủ duyên xuất gia thì cũng không nên quá vội vàng, không nên chán nản, thất vọng, vì có thể lúc này chưa được thì sẽ có lúc khác, quan trọng là sớm hay muộn, quan trọng là ở việc bạn có giữ được cho mình chí nguyện xuất gia hay không. Nhiều bạn trẻ có thể do gia đình chưa đồng ý, hoặc do công việc, do các mối quan hệ chưa giải quyết ổn thỏa… thì cũng chưa thể xuất gia.

Xuất gia mà thân thì trong chùa nhưng tâm thì ở ngoài chùa thì cũng không trọn vẹn. Các bạn cũng có thể tiếp tục là những Phật tử thuần thành, tiếp tục đến chùa tham gia các khóa tu học, làm công quả, hỗ trợ các công việc của chùa cũng như các công việc thiện nguyện khác, đem tư tưởng, đem lời Phật dạy ứng dụng vào cuộc sống và giúp đỡ người khác sống tốt... Chính điều đó là cách tốt nhất giúp ích cho bạn và nuôi lớn chí nguyện xuất gia trong bạn. Đến khi đủ nhân duyên, chúng ta sẽ sẵn sàng cho quyết định của chính mình.

* Nhiều người không hiểu Phật thì cứ nghĩ, trời ơi, my ngưi đi tu trẻ trẻ chắc là chán đời, thất tình, thất nghiệp các kiểu; một số khác nhìn các sư tr đẹp tu thì lại bảo, trời uổng quá… Sư có bận lòng hay có chia sẻ gì về những ý niệm như vậy?

- Minh chứng rõ ràng nhất từ bản thân tôi, là đi tu không phải do chán đời, thất tình hay thất nghiệp, càng không phải do hoàn cảnh gia đình khó khăn mà phải đi tu để nương nhờ nhà chùa nuôi sống. Tôi đi tu hoàn toàn do lý tưởng, do hạnh nguyện cao cả mà mình đã ấp ủ biết bao lâu nay. Tôi cũng nghe nhiều người nói các sư trẻ đẹp đi tu thì uổng nhưng tôi nghĩ chính những sự trẻ đẹp của các vị ấy mới có thể tạo ra một làn gió mới cho đạo pháp. Ai sinh ra rồi cũng phải đến lúc từ giã cõi đời này, cũng như vậy, các ngài Trưởng lão, tiền bối đi trước cũng không thể nào sống mãi và chỉ dạy cho chúng ta suốt được, chỉ có chúng ta - những người trẻ, những người đã là tu sĩ và chuẩn bị là tu sĩ tự nhận ra, đứng lên và cất bước. Hành trang cuộc đời chúng ta mang theo là hoài bão lớn lao, là sức khỏe, là trí tuệ, chúng ta có quyền cống hiến và những người trẻ đi tu thì còn phải cống hiến, phụng sự nhiều hơn bao giờ hết.

* Cảm ơn sư đã dành thời gian cho cuộc trao đổi thú vị này!

Lưu Đức Bình Minh thực hiện

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày