Chơn thành tay mình nắm, quên mình lo nước non

Giác Ngộ - Một lần, tình cờ khi đọc lại quyển truyện dã sử về Hồ Quý Ly, ngân nga câu đối: “Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai”, tôi gõ vào Google dòng chữ Nhất Chi Mai và biết thêm về một người con gái  mà tên của chị được đặt cho một con đường ở quận Tân Bình, TPHCM – Đường Nhất Chi Mai.

Nhất Chi Mai, tên thật Phan Thị Mai, sinh năm 1934 tại xã Thái Hiệp Thành, tỉnh Tây Ninh. Chị tốt nghiệp Trường Quốc gia Sư phạm năm 1956, Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1964 và Trường Cao đẳng Phật học Vạn Hạnh năm 1966. Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, chị về làm giáo viên tiểu học ở trường Tân Định (Sài Gòn). Sự kiện làm rúng động trong giới sinh viên học sinh Sài Gòn vào ngày 16-5-1967, Nhất Chi Mai đã tự thiêu trước cửa chánh điện chùa Từ Nghiêm để phản đối chiến tranh ở Việt Nam.

WNCM (1).JPG

Bia tưởng niệm chư Thánh tử đạo tại chùa Pháp Vân

“Tự thiêu” – dùng chính thân mình làm ngọn đuốc sống, cháy lên ước mơ về công lý, hòa bình, không chỉ người Việt, ngay cả người Mỹ như giáo sư Morrison cũng đã chọn cách tự thiêu để phản đối chiến tranh. Tôi nhớ mình đã học một bài thơ từ thuở còn học cấp một :

“Hãy nhìn đây!
Nhìn ta phút này!
Ôi không chỉ là ta với con gái nhỏ trong tay
Ta là Hôm nay
Và con ta, Ê-mi-ly ơi, con là mãi mãi!
Ta đứng dậy,
Với trái tim vĩ đại
Của trăm triệu con người
Nước Mỹ.
Để đốt sáng đến chân trời
Một ngọn đèn
Công lý.”

“Sao loài người tự thiêu
Sao thế giới biểu tình”

WNCM (2).jpg

Thắp nến cầu nguyện

Nhất Chi Mai đã tự hỏi, trăn trở trước thế cuộc. Từ bên kia bán cầu, người Mỹ yêu chuộng hòa bình đã đấu tranh cho công lý, vậy là con dân nước Việt, dân tộc đang lầm than dưới đạn bom của đế quốc Mỹ, ta phải làm gì? Trước khi hóa mình thành ngọn lửa, Nhất Chi Mai đã gửi bức thư đến tổng thống Johnson:

 “Quý Ngài có biết người Việt chúng tôi, hầu hết trong thâm tâm của họ, họ chán ghét người Mỹ đã mang chiến tranh đau khổ đến cho xứ sở của họ lắm rồi chăng?

Càng leo thang chiến tranh, càng đổ nhiều nhân lực và tài lực tại đây, các Ngài chỉ thất bại chua cay thôi…

Xin hãy đọc lại trang sử Việt Nam …”

Chị đã tự nguyện thiêu thân:

- Cho nền Hòa bình Dân tộc

- Cho lòng Nhân đạo và Công bằng như cái chết của Morrison và Hòa thượng Thích Quảng Đức.

Ngọn lửa ấy đã bùng lên vào sáng ngày 16-5-1967, đi vào lịch sử, lay động trái tim bao người. Và tâm nguyện của chị gởi vào những dòng thơ thiết tha:

Nghe chăng lời trăn trối
Của người yêu Việt Nam :
Yêu tiền nhân cách mạng,
Yêu lứa tuổi hai mươi,
Yêu cô nhi, quả phụ
…..
Chúng mình người Việt Nam .
Chúng mình người Việt Nam,
Chơn thành tay mình nắm,
Quên mình lo nước non,
Việt Nam, Việt Nam ơi!”

43 năm đã trôi qua sau ngày ấy, thế hệ thanh niên chúng tôi lớn lên khi đất nước đã hòa bình, đang chuyển mình hòa vào dòng chảy thế giới, chúng tôi chỉ biết những kí ức bi hùng ấy qua những điều được kể lại. Trái tim thiêng liêng của Bồ tát Thích Quảng Đức, lớp lớp những cuộc biểu tình cho hòa bình dân tộc, bao người con Phật được xưng tụng thánh tử…tất cả như là huyền thoại làm thành ngôi sao sáng dẫn đường trong bối cảnh Phật giáo những năm 1963 đầy bi thương.

WNCM (3).jpg

Thành tâm tưởng niệm chư Thánh tử đạo

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Tưởng nhớ tiền nhân và cũng là sự trao truyền tiếp nối, theo thông lệ hàng năm, chùa Pháp Vân (Q.Tân Phú) tổ chức khóa tu 3 ngày từ  21 đến 23 tháng 4 Âm lịch như một nén tâm hương dâng lên những người con vì dân tộc, vì đạo pháp.

Buổi lễ tưởng niệm chính diễn ra vào đêm 22 Âm lịch. Tháng của Vesak, tháng của mùa hoa Sala, tháng linh thiêng ánh đạo vàng. Không khí trang nghiêm ấm áp, như nương gió mây những người con Phật về đây hội tụ, là chiếc y vàng uy nghi, màu nâu sồng giản dị, màu lam thanh thoát, màu trắng tinh khôi của tuổi trẻ, thế hệ tiếp bước… trong dịu dàng tình pháp lữ. Quỳ trước Phật đài, dâng lên đấng Từ phụ tấm lòng thành, con thành kính tri ân.

Buổi sáng ngủ trên đồi hỏi hòn đá nhỏ, con đường nào con đường nào dẫn tới một dòng sông… Dòng sông tâm linh hay dòng sông tiếp nối. Bé thơ chập chững đến chùa, mắt xoe tròn nghe kể về tiền nhân, hay vị sư già cùng hòa ca bạn trẻ để nhớ về một thời…bi hùng và hướng tới ngày mai.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày