Chư Tăng Q.12 Bố-tát tại trường hạ Quảng Đức

Chư Tăng Q.12 Bố-tát tại chùa Quảng Đức (Q.12, TP.HCM)
Chư Tăng Q.12 Bố-tát tại chùa Quảng Đức (Q.12, TP.HCM)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 15-5-Giáp Thìn (20-6), Ban Trị sự GHPGVN Q.12, chư Tăng an cư trên địa bàn quận đã về trường hạ tập trung chùa Quảng Đức (Q.12, TP.HCM) Bố-tát và thính giới chung.
Niêm hương, đảnh lễ Tam bảo

Niêm hương, đảnh lễ Tam bảo

Buổi lễ trang nghiêm mở đầu với nghi thức lễ Tổ, tiếp đó chư tôn đức Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Q.12: Hòa thượng Thích Trí Anh, Hòa thượng Thích Trí Tâm, Hòa thượng Thích Hạnh Bình; Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Q.12 niêm hương bạch Phật, đại chúng thành kính đảnh lễ Tam bảo, thực hiện nghi thức Bố-tát.

Bố-tát là dịp để chư Tăng cùng kiểm điểm, nghe lại các giới luật căn bản của người xuất gia để thanh tịnh tự thân, giữ gìn sự hòa hợp của Tăng đoàn, trang nghiêm Giáo hội.

Thành kính

Thành kính

Sau lễ Bố-tát chung, Thượng tọa Thích Lệ Thọ, Phó Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Q.12 thay lời chư tôn đức Ban Trị sự quận đã có buổi sinh hoạt Tăng sự đến chư Tăng trong quận.

Theo đó, khóa An cư kiết hạ Phật lịch 2568 của Phật giáo Q.12 có trường hạ chùa Quảng Đức (dành cho chư Tăng); các trường hạ chùa Vĩnh Phước, Linh Sơn và Long Thạnh dành cho chư Ni.

Trang nghiêm
Trang nghiêm
Chí thành đảnh lễ Tam bảo
Chí thành đảnh lễ Tam bảo
Nhiếp tâm
Nhiếp tâm
Trường hạ chùa Quảng Đức có 130 hành giả an cư
Trường hạ chùa Quảng Đức có 130 hành giả an cư
Bố-tát nhằm nuôi lớn các thiện pháp, giới thân huệ mạng
Bố-tát nhằm nuôi lớn các thiện pháp, giới thân huệ mạng
Trang nghiêm nghe giới pháp
Trang nghiêm nghe giới pháp
Bố-tát định kỳ nửa tháng để duy trì và phát triển sinh mệnh của Tăng đoàn trong tinh thần hòa hợp và thanh tịnh
Bố-tát định kỳ nửa tháng để duy trì và phát triển sinh mệnh của Tăng đoàn trong tinh thần hòa hợp và thanh tịnh

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày