Chùa Candaransi tưởng niệm Hòa thượng Brahmakesara Oul Srey

Chùa Candaransi tưởng niệm Hòa thượng Brahmakesara Oul Srey
Chùa Candaransi tưởng niệm Hòa thượng Brahmakesara Oul Srey
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 24-7, tại chùa Candaransi, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM đã diễn ra lễ tưởng niệm Hòa thượng Brahmakesara Oul Srey, Thành viên Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM, đệ nhị trụ trì chùa Candaransi.
Hòa thượng Danh Lung, cùng chư Tăng và Phật tử tưởng niệm

Hòa thượng Danh Lung, cùng chư Tăng và Phật tử tưởng niệm

Tại lễ tưởng niệm 27 năm ngày Hòa thượng Brahmakesara Oul Srey, Thành viên Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM, đệ nhị trụ trì chùa Candaransi viên tịch, Hòa thượng Danh Lung, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Candaransi cùng chư Tăng và Phật tử đã thành kính dâng hương tưởng niệm ghi nhớ công lao của Hòa thượng đối với đạo pháp, dân tộc.

Dịp này, chùa Candaransi thực hiện đặt bát hội để hồi hướng phước báu đến Hòa thượng Brahmmakesara Oul Srey, chư tiền bối, Phật tử hữu công và những người không may qua đời vì đại dịch Covid-19.

Tưởng chư tôn đức Tăng, chư tiền bối hữu công

Tưởng chư tôn đức Tăng, chư tiền bối hữu công

Hòa thượng Brahmakesara, thế danh Oul Srey, sinh ngày15-4-Canh Tuất (1910), tại làng On Đôn Pô, huyện Romeas Haek, tỉnh Svay Reng, Campuchia. Năm 1926, ngài phát tâm muốn xuất gia đầu Phật. Sau khi xuất gia, thọ giới sa-di, ngài luôn nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu học để xứng đáng là bậc sứ giả Như lai.

Ngài thọ giới Cụ túc (1930) tại giới đàn chùa On Đôn Pô, Hòa thượng Suddhammappanno – Lâc Som làm Thầy tế độ, được ban pháp danh là Brahmakesara.

Sau thọ đại giới, ngài tiếp tục tu học giáo lý tại chùa với bổn sư và các nơi để trau dồi Phật pháp.

Thành kính tưởng niệm những đóng góp của Hòa thượng đối với đạo pháp và dân tộc

Thành kính tưởng niệm những đóng góp của Hòa thượng đối với đạo pháp và dân tộc

Năm 1944, ngài xin phép Hòa thượng bổn sư đến thủ đô Phnom Pênh để tiếp tục trau dồi kiến thức Phật học với Hòa thượng Lâm Em tại chùa Sàràvant Tejo. Năm 1947, Phật tử Sài Gòn thỉnh Hòa thượng Lâm Em và ngài cùng một số chư Tăng về dự lễ Chôl Chnăm Thmây.

Đây là nhân duyên hai vị thành lập một cốc nhỏ được dựng lên bên bờ kênh Nhiêu Lộc, thuộc vùng Tân Định. Sau này, nơi này hình thành một ngôi phạm vũ uy nghi, đồ sộ, mang đậm kiến trúc văn hóa Khmer, chùa được đặt tên là Candaraṅsī.

Hòa thượng Danh Lung có thời thuyết pháp nói về sự quan trọng của lòng biết ơn, trước khi lễ tưởng niệm diễn ra

Hòa thượng Danh Lung có thời thuyết pháp nói về sự quan trọng của lòng biết ơn, trước khi lễ tưởng niệm diễn ra

Năm 1948, sau khi chùa khánh thành, ngài được chư Tăng và Phật tử bầu làm Phó trụ trì. Năm 1963, trong cuộc tranh đấu chống chính sách kỳ thị tôn giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm, ngài cùng Hòa thượng Lâm Em đại diện cho giới Tăng sĩ Phật giáo Khmer đứng chung hàng ngũ đấu tranh của Phật giáo đồ.

Hòa thượng Lâm Em viên tịch (1979), ngài lên kế vị quyền trụ trì. Trong thời gian này, ngài góp phần xây dựng chùa chiền, tôn tạo Phật tượng cho nhiều tòng lâm, tự viện khác như: chùa Ka Ôk, Choong Ruk (Tây Ninh), Sa Đo… Ngày 30-6-1992, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM quyết định bổ nhiệm ngài chính thức trụ trì chùa Candaraṅsī.

Lễ bái Tam bảo trước khi bắt đầu lễ tưởng niệm

Lễ bái Tam bảo trước khi bắt đầu lễ tưởng niệm

Vào lúc 18 giờ 45 phút, ngày 27-6-1995 (Ất Hợi), ngài viên tịch trong nỗi thương tiếc vô hạn của bao môn đồ, pháp quyến; trụ thế 85 năm, 65 Hạ lạp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tìm người thân

Tìm người thân

Cháu Minh Đạo đã đi khỏi nhà và không có liên lạc với gia đình trong hơn 3 ngày qua. Vì những biểu hiện tâm lý có phần chuyển biến không tích cực, nên phải thường xuyên theo dõi trị liệu. Gia đình chúng tôi mong được sự giúp đỡ của chư tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử tại các tự viện...

Thông tin hàng ngày