Chùa Chiêu Thiền, Đống Đa TP.Hà Nội

Chùa thường được gọi là chùa Láng hay chùa Láng Thượng, tọa lạc ở số 88, phố chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 7km về phía Tây.  Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa được khởi dựng vào đời Vua Lý Anh Tông (1138-1175). Chùa thờ Phật và thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Thiền sư Từ Đạo Hạnh thuộc thế hệ 12 Thiền  phái Tì-ni-đa-lưu-chi. Ngày 7 tháng 3 âm lịch là ngày sinh của Thiền sư  đã trở thành ngày hội chùa hằng năm :

                               Nhớ ngày mùng bảy tháng ba,

                            Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy.

Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu. Kiến trúc hiện nay là do lần trùng tu vào năm 1656, năm 1666, giữa thế kỷ XIX và năm 1996-1997 nhưng vẻ cổ kính vẫn còn giữ được của một danh lam từ tám thế kỷ trước ở kinh thành Thăng Long. Từ ngoài vào, có ba lớp cổng tam quan, nhà bát giác, tiền đường, trung đường, thiêu hương, thượng điện, tả hữu hành lang, nhà Tổ, nhà Mẫu và vườn tháp.

Toà tiền đường và trung đường đều có 9 gian. Thượng điện được bài trí thờ tự theo kiểu tiền Thánh hậu Phật. Tượng đức Thánh Láng đặt phía trước, phía sau là các lớp tượng Phật, Bồ tát. Hệ thống tượng thờ ở chùa có niên đại tạo tác từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX mang giá trị nghệ thuật cao. Chùa còn giữ nhiều di vật quý như : án văn chạm rồng thế kỷ XVII, kiệu rước Thánh thế kỷ XVIII, bia niên hiệu Thịnh Đức thứ 4 (1656), nhiều đạo sắc phong cho Thánh Từ Đạo Hạnh có niên hiệu Lê, Tây Sơn, Nguyễn …Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1962.

chieuthien-1.gif

Toàn cảnh chùa Chiêu Thiền

chieuthien-2.gif

Tam quan chùa Chiêu Thiền

chieuthien-3.gif

                                                                       Mặt tiền chùa   

chieuthien-4.gif

                                           Điện Phật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Lợi ích của việc thực tập chánh niệm trong đời sống thường nhật

NSGN - Chánh niệm là phương pháp thực tập tích cực được phát huy ngày càng mạnh mẽ trong thế giới hiện đại. Mặc dù chánh niệm có nguồn gốc phong phú từ Phật giáo, nhưng nó là sản phẩm chung dành cho loài người, là năng lực thiên bẩm của con người, nó vượt lên trên các yếu tố tôn giáo và văn hóa.

Thông tin hàng ngày