Chùa Đông Đại cho bệnh nhân nặng và gia đình lưu trú

GNO - Một nhà nghỉ tại ngôi chùa Phật giáo được xếp hạng Di sản Thế giới ở cố đô Nara (Nhật Bản) đã và đang là nơi dành cho các gia đình của người ốm nặng và tàn tật nghỉ ngơi.

familyjapan1.jpg

Misato Komiyama và gia đình tại chùa Đông Đại

Mùa hè năm ngoái, Misato Komiyama, 26 tuổi, từ Maibara thuộc tỉnh Shiga, phía tây Nhật Bản và bố mẹ cô đã ở trong nhà nghỉ thuộc chùa Đông Đại (Todaiji), một khu phức hợp Phật giáo được biết đến với tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới. Đây là chuyến đi gia đình đầu tiên trong vòng 5 năm đối với Komiyama, người bị liệt tứ chi và đôi khi cần một máy thở.

Vào ngày đầu tiên của chuyến đi nghỉ qua đêm của gia đình để kỷ niệm sinh nhật của cô, những tình nguyện viên tại nhà nghỉ đã chuẩn bị một bữa tiệc đặc biệt cho họ. Sau đó, cô đã được đưa đến Công viên Nara gần đó, nơi cô cho hươu ăn bánh quy.

Ngày hôm sau, gia đình viếng Điện Phật lớn của chùa. Nhà nghỉ, được thành lập vào tháng 9 năm 2010, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của những người ốm nặng, đặc biệt là trẻ em khuyết tật nặng, bằng cách hỗ trợ họ và gia đình.

Kiyotaka Tomiwa, 67 tuổi, một bác sĩ y khoa đứng đầu Trung tâm Y tế và Giáo dục Todaiji, là người đi tiên phong trong việc thành lập nhà nghỉ dưỡng này. "Bạn nên biết rằng cuộc sống của bạn vẫn có thể tuyệt vời với gia đình của mình ngay cả khi bạn bị tàn tật hoặc không có nhiều thời gian sống", Tomiwa nói, và "Tôi hy vọng các bậc cha mẹ sẽ cảm thấy biết ơn con mình".

Để ở được trong ngôi nhà này một ngày hoặc qua đêm, các gia đình cần được bác sĩ của họ giới thiệu. Tuy nhiên, các dịch vụ được cung cấp miễn phí vì nó chủ yếu dựa vào sự đóng góp. Các bác sĩ và y tá đang luôn sẵn sáng trong trường hợp khẩn cấp. Các tình nguyện viên cộng đồng dọn dẹp nhà nghỉ và nấu các bữa ăn bằng cách sử dụng rau từ vườn của mình và thực phẩm do các nhà hàng địa phương cung cấp.

Tomiwa nói rằng không có nhiều nhà nghỉ dưỡng như vậy ở Nhật Bản và một số gia đình đã nói với ông rằng họ được thư giãn tại đây.

Mẹ của Komiyama, Keiko, 54 tuổi, nói: "Đây là khoảng thời gian quý giá đối với chúng tôi. Con gái tôi trông rất hạnh phúc và mọi thứ đều mới mẻ với chúng tôi".

Keiko Komiyama nói rằng cô luôn lo lắng về tình trạng của con gái mình khi máy thở cảnh báo về một sự bất thường. Cô nói rằng cô khó có thể ngủ được khi con gái không khỏe.

familyjapan2.jpg

Bệnh nhi và gia đình ở tại chùa

Keiko Komiyama nói: "Thật khó khăn cho chúng tôi nhưng chúng tôi chưa bao giờ cảm thấy không hạnh phúc. Misato đã cho chúng tôi rất nhiều hạnh phúc và là một kho báu mà chúng tôi không bao giờ muốn mất". Tiện nghi không phải là rào cản. Phải cần đến 4 người để nhấc xe lăn của Misato Komiyama lên dốc.

"Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có rất nhiều rào cản, nhưng xã hội của chúng ta được thiết kế cho mỗi thành viên của nó đối đầu với những rào cản đó", Tomiwa nói.

"Đối với những người khuyết tật, những rào cản có thể làm cho cuộc sống của họ một chút bất tiện, nhưng họ có thể được khắc phục nếu chúng ta hỗ trợ lẫn nhau", ông nói thêm.

Gia đình chỉ có thể sử dụng nhà nghỉ một lần. Trong 7 năm kể từ khi nó mở ra, hơn 80 gia đình đã ở trong đó. Đối với một số người, đó là chuyến đi gia đình đầu tiên của họ, theo Tomiwa.

Văn Công Hưng (theo Kyodo News)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày