Chùa Kim Huê-Đồng Tháp

Chùa Kim Huê hiện nay
Chùa Kim Huê hiện nay
 Chùa Kim Huê, tục gọi là chùa Bông, tọa lạc tại số 41/2, khóm 2 phường I, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Từ những năm 1920-1945, nơi ngôi bảo tự này từng là trung tâm đào tạo gia giáo cho chư Tăng khắp lục tỉnh miền Tây, góp phần tài bồi ra nhiều bậc danh Tăng , tích cực đóng góp cho phòng trào chấn hưng Phật giáo thời bấy giờ như: Hòa thượng Hành Trụ, Thiện Tường, Thới An, Huệ Hưng, Từ Nhơn…

Chùa nằm cạnh rạch Cái Sơn thơ mộng với những rặng liễu buông mành bên làn gió nhè nhẹ của xứ miệt vườn.

Chùa Kim Huê, được xây dựng từ năm 1806, còn được biết đến dưới một tên khác là chùa Hội Khánh, theo chư Tăng trong chùa cho biết, danh xưng Hội Khánh Tự không biết xuất hiện từ lúc nào, chỉ biết rằng trên đà ngang của ngôi chùa cũ có khắc ba chữ ấy. Người ở đây quen gọi là chùa Bông, bởi lẽ lúc xưa trước chùa trồng rất nhiều hoa, do vậy chùa có tên là Kim Hoa Tự mà được đọc trại thành chùa Kim Huê.

Từ lúc thành lập cho đến nay, chùa đã trải qua chín đời trụ trì:

1.     Hòa thượng Thích Từ Lâm (1806-1831)

2.     Hòa thượng Phổ Tường (1831-1855)

3.     Hòa thượng Pháp Huệ (1855-1886)

4.     Hòa thượng Đức Nhuận (1886-1908)

5.     Hòa thượng Chánh Tín (1908-1920)

6.     Hòa thượng Chánh Quả (1920-1945)

7.     Hòa thượng Huệ Hòa (1945-1956)

8.     Hòa thượng Huệ Hưng (1956-1959)

9.     Hòa thượng Huệ Phát (1959-1990)

Hiện nay chùa được Hòa thượng Thích Thiện An đảm nhiệm, Hòa thượng là chứng minh Ban trị sự tỉnh Đồng Tháp.

Trong đó, Hòa thượng Thích Chánh Quả là vị có công lớn nhất và đóng góp nhiều nhất không những cho tỉnh nhà mà người góp phần rất lớn cho công cuộc chấn hưng Phật giáo:

- Năm Tân Mùi 1931, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học do chư Hòa thượng Khánh Hòa, Huệ Quang, Thiên Trường, Bổn Viên... thành lập, Hội quán đặt tại chùa Linh Sơn (Sài Gòn). Hòa thượng Chánh Quả được mời làm hội viên sáng lập. 

- Năm Giáp Tuất 1934, Ngài được bầu làm Hội trưởng Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học đến năm 1935. Trong thời gian này, Ngài tham gia giảng dạy tại các trường Hương ở miền Tây. Ngoài ra, Ngài cũng cộng tác viết bài cho tạp chí Từ Bi Âm, tiếng nói của Hội.

- Năm Đinh Sửu 1937, khi Hội Lưỡng Xuyên Phật học được thành lập tại Trà Vinh, Ngài được mời làm Chứng minh và cộng tác viết bài cho báo Duy Tâm, cơ quan ngôn luận của Hội.

- Năm Bính Tuất 1946, do Ni chúng theo học rất đông mà chùa Kim Huê chỉ đủ chỗ cho Tăng chúng, Ngài thành lập Phật học Ni viện tại chùa Phước Huệ (Sa Đéc) để tập trung giảng dạy cho Ni chúng.

Hiện tại chùa được trùng tu lại rất khang trang với ngôi chánh điện rộng rãi trang nghiêm cho Phật tử đến tu tập và chiêm bái. Ngoài ra, ở chùa vẫn còn nhiều bức tượng xưa quý giá từ thời xây dựng chùa như tượng Phật A Di Đà, 2 tượng Hộ Pháp.

Chùa Kim Huê-Đồng Tháp ảnh 1
Ảnh lưu niệmchư vị tiền bối tổ sư

Chùa Kim Huê-Đồng Tháp ảnh 2
Chùa ẩn hiện bên rặng liễu

Chùa Kim Huê-Đồng Tháp ảnh 3
Ngôi Chùa trước đây
Chùa Kim Huê-Đồng Tháp ảnh 4
Ngôi Chùa hiện nay

Chùa Kim Huê-Đồng Tháp ảnh 5
Hậu điện

Chùa Kim Huê-Đồng Tháp ảnh 6
Ngôi trường đào tạo Chư Ni

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO - Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21 đến 23-11-2024; với nội dung: Thiết lập truyền thông vào tổ chức sự kiện (Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Square Võ Thành Trung và ông Nguyễn Huy, Giám đốc sáng tạo thuộc Tập đoàn Square đảm trách chia sẻ); Thiết kế đồ họa, nguyên lý và ứng dụng cơ bản...
Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.

Thông tin hàng ngày