Chùa Liên Hoa đón nhận quyết định thành lập

GNO - Nhân mùa Vu lan – Báo hiếu PL.2557, vào ngày 17-8, đạo tràng tại thị trấn Kiến Đức đã long trọng đón nhận quyết định thành lập chùa Liên Hoa và tổ chức Đại lễ Vu lan - Báo hiếu.

lh (2).jpg
Cung nghinh chư tôn đức

lh (4).jpg

Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử trong ngày vui đón nhận quyết định thành lập chùa

 Quang lâm chứng minh và tham dự có: TT.Thích Quảng Tuấn, UV HĐTS, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đăk Nông; ĐĐ.Thích Quảng Hiền, UV HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Đăk Nông; ĐĐ.Thích Quảng Tráng, Phó Thư ký kiêm Trưởng BTS tỉnh Đắk Nông; ĐĐ.Thích Chiếu Ý, Phó BTS, trưởng Ban Hoằng pháp PG tỉnh kiêm Trưởng BTS GHPGVN huyện Đắk R’lấp; ĐĐ.Thích Giác Minh, Ủy viên BTS GHPGVN tỉnh Đăk Nông, Phó BTS GHPGVN huyện Đăk R'lấp; chư tôn đức Tăng Ni trong huyện nhà các Ban Hộ tự, các Ban Đại diện các đạo tràng cùng đông đảo bà con Phật tử về dự.

Về phía chính quyền có: ông trần Hồng Sơn, Thường vụ Huyện ủy, Phó Bí thư Thường trực huyện Đắk R’lấp, Hồ Phước Duy, Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQVN huyện; Phạm Minh Thành, Bí thư Đảng ủy thị trấn; ông Nguyễn Hữu Lộc, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Kiến Đức và đông đảo các ban ngành về tham dự.

lh (5).jpg
Trao quyết định thành lập chùa Liên Hoa

lh (6).jpg

lh (7).jpg
Ban Hộ tự trong ngày nhận quyết định thành lập chùa Liên Hoa

Nhân buổi lễ trọng đại này, Ban Tổ chức đã tặng quà khuyến học cho 10 Phật tử tham dự khoá học hàng Chủ nhật tại chùa Liên Hoa và 10 em học sinh vượt khó của trường tiểu học Bùi Thị Xuân.

Trước khi diễn ra buổi lễ, các em Phật tử đã tổ chức một đêm văn nghệ đón mừng thành lập chùa và lễ Vu lan.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày