Chùa Long Tuyền cúng dường trường hạ

GNO - Ngày 22-6, Hội Chữ thập đỏ chùa Long Tuyền, H.Long Thành, Đồng Nai đã tổ chức cúng dường các trường hạ, khám bệnh, cấp thuốc, cúng dường tịnh tài , tịnh vật nhân mùa an cư kiết hạ thúc liễm thân tâm của chư Tăng Ni.

Theo đó, y, bác sĩ, mạnh thường quân đã đến trường hạ chùa Long Vân, Viên Âm (Long Thành, tỉnh Đồng Nai) khám bệnh, cấp thuốc, cúng bao thư tịnh tài, tịnh vật.

LTuy.jpg

Cúng dường tại chùa Viên Âm

Tại trường hạ chùa Long Vân, Trụ trì kiêm Trưởng ban Tổ chức, Thích nữ Như Dung đón tiếp đoàn. Đoàn đã cúng dường tịnh vật, tịnh tài cho 300 hành giả Ni - khám bệnh 300 hành giả Ni và 120 Phật tử làm công quả và khoá tu Phật thất.

Bao gồm khám nội tổng quá, khám nhổ răng, trám răng, khám tai mũi họng, khám mắt, cấp kiếng (mỗ mộng thịt, rạch chắp lẹo, lấy sạn vôi...); khám đông y (vật lý trị liệu, bó xương đắp thuốc), siêu âm, đo điện tim ECG, thử đường huyết...

Long T (2).jpg

Hội Chữ thập đỏ chùa Long Tuyền khám bệnh cho hành giả chùa Long Vân

Tại trường hạ chùa Viên Âm, Ban Trị sự GHPGVNVN huyện Long Thành, Trưởng ban Tổ chức, HT.Thích Minh Đáo tiếp đoàn. Tại đây, đoàn đã cúng dường tịnh vật, tịnh tài cho 40 chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng - khám bệnh bao gồm các khoa như trên...

Tổng trị giá cho chuyến từ thiện là 173 triệu đồng. 

 Minh Hiếu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày