Chùm ảnh: Tiềm năng du lịch đảo Lý Sơn

Với gần 100  di tích văn hóa, lịch sử và thắng cảnh, Lý Sơn hứa hẹn là một điểm  du lịch nhân văn và nghỉ dưỡng

Với gần 100  di tích văn hóa, lịch sử và thắng cảnh, Lý Sơn hứa hẹn là một điểm  du lịch nhân văn và nghỉ dưỡng. Đảo Lý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi với diện tích gần 10km2, gồm 3 xã: An Vĩnh, An Hải (nằm trên Đảo Lớn) và An Bình (Đảo Bé).

Chùm ảnh: Tiềm năng du lịch đảo Lý Sơn ảnh 1

Tàu khách An Vĩnh đón khách hằng ngày từ bến tàu Sa Kỳ,

 đi khoảng 1 tiếng là tới Lý Sơn

Người dân trên đảo sống nhờ vào đánh bắt hải sản và trồng hành, tỏi.

Người dân trên đảo sống nhờ vào đánh bắt hải sản và trồng hành, tỏi.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ – Phó Giám đốc Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn có gần 100 di tích văn hóa-danh thắng có giá trị lịch sử to lớn.

Đình làng An Hải, di tích lịch sử cấp quốc gia

Đình làng An Hải, di tích lịch sử cấp quốc gia

Cột Đình làng An Hải với hoa văn độc đáo

Cột Đình làng An Hải với hoa văn độc đáo

Chùm ảnh: Tiềm năng du lịch đảo Lý Sơn ảnh 5

Chùa Hang, di tích lịch sử cấp quốc gia

Chùa Hang, tên chữ là Khổng thiên thạch tự (Chùa Hang đá trời sinh). Chùa nằm trong một hang đá tự nhiên (trời sinh), vốn là một hang đá lớn nằm trong lòng núi Thới Lới, hình thành từ nham thạch của núi lửa thời tiền sử, hướng ra biển Đông. Hang dài 24 m, trần hang cao 3,2 m, diện tích chừng 480 m². Ngay trước chùa có những cây bàng biển cổ thụ hàng trăm năm tuổi, có hình thù kỳ quái và tượng Phật bà Quán Thế Âm hướng ra biển Đông phù hộ cho chuyến đi biển của ngư dân đảo luôn bình yên trở về. Chùa không có sư trụ trì, nên dân làng còn gọi là Chùa không sư.

Cây bàng biển (phong ba) cổ thụ

Cây bàng biển (phong ba) cổ thụ

Chùm ảnh: Tiềm năng du lịch đảo Lý Sơn ảnh 7

Tượng Phật bà Quán Thế Âm hướng ra biển Đông

phù hộ cho chuyến đi biển của ngư dân

Ngày 13/7/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định công nhận Tuyến du lịch biển đảo Lý Sơn gồm các điểm du lịch tại huyện Lý Sơn theo các tuyến: Chùa Hang, Đình làng An Hải, Chùa Đục, Miệng núi Lửa, di tích lịch sử Hải đội Hoàng Sa - Trường Sa, Âm linh tự và một số nhà cổ tại huyện Lý Sơn

Đình làng An Vĩnh, di tích lịch sử cấp tỉnh

Đình làng An Vĩnh, di tích lịch sử cấp tỉnh

Chùm ảnh: Tiềm năng du lịch đảo Lý Sơn ảnh 9

Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa, với đài tưởng niệm Chiến sĩ trận vong. Nơi đây ngày 16/3 âm lịch hằng năm tổ chức Lễ Khao lề Thế lính, tục lệ truyền thống tiễn những người lính đi canh giữ đảo và cúng giỗ cho những người không trở về

Bãi biển Lý Sơn

Bãi biển Lý Sơn

Chùm ảnh: Tiềm năng du lịch đảo Lý Sơn ảnh 11

Làng quê bình yên

Tuy nhiên, tuyến du lịch Lý Sơn hiện thời chỉ dành cho những người thích du lịch khám phá, do dịch vụ nghỉ ngơi ở đây còn hạn chế./

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bà con vùng nhiễm mặn nhận nước lọc từ đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá

Đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) trao 600 bình nước ngọt đến 300 gia đình tại Bến Tre

GNO - Sáng 24-4, đoàn từ thiện Linh Quang tịnh xá do Đại đức Thích Thiện Triều, Thư ký Ban Trị sự GHPGVN TP.Vũng Tàu (BR-VT) và Ni sư Thích nữ Phước Duyên, Phó trụ trì Linh Quang tịnh xá (TP.Vũng Tàu) tiếp tục trao 600 bình nước ngọt đến các xã đang gặp khó khăn về nguồn nước sinh hoạt tại tỉnh Bến Tre.
Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

GNO - Đó là vấn đề được bạn đọc gởi về tòa soạn, trước hiện tượng Phật giáo, cụ thể là Tăng Ni, chùa chiền trở thành chủ đề châm biếm, chỉ trích trong dư luận, trên thế giới thông tin xã hội. Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trên Báo Giác Ngộ số 1249, ra ngày 26-4.

Thông tin hàng ngày