Chuyện học của Thủ khoa Học viện

Tăng sinh  Thích Tịnh Pháp
Tăng sinh Thích Tịnh Pháp
Thủ khoa Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM khóa VIII đạt 60,5/80 điểm là một vị sư Nam tông ở Vĩnh Long. Chuyện học của vị sư thủ khoa 22 tuổi này là những ngày tự học, tự ôn với tinh thần “làm hết sức mình”!  

1. Học xong lớp 5 và bỏ học, vào chùa xin xuất gia. Sư phụ là HT.Thích Giác Sơn ở chùa Siêu Lý (TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) ban cho pháp danh là Thích Tịnh Pháp. Sống trong chúng, được sự che chở và dạy dỗ của thầy cũng như sư huynh đệ nên “tôi luôn cố gắng để học và hành trì những điều đã học”. Đó cũng chính là “kim chỉ nam” mà sư nhận thấy bất kỳ người tu nào cũng cần có.

Phật giáo Nam tông có những phương tiện tu tập riêng như tụng kinh bằng tiếng Pàli, giờ giấc thọ trai, hành đường cũng khác nên sau khi thích nghi vào môi trường ấy hành giả sẽ khó có điều kiện đi lại nhiều như Bắc tông. Cũng chính vì vậy mà trong hơn 10 năm tu ở chùa, sư Tịnh Pháp chỉ được học giáo lý của thầy tổ, sư huynh, chưa qua bất kỳ trường lớp nào.

Hơn nữa, điều kiện tuyển sinh của Phật học viện là các thí sinh phải đỗ tú tài, đã kinh qua lớp trung cấp Phật học… Sư Tịnh Pháp bộc bạch: “Những tiêu chí ấy làm sư và cả những thí sinh Phật giáo Nam tông khá lo, sợ mình sẽ không đủ điều kiện, mà có đủ điều kiện thi cũng khó mà đậu!”. Những lo lắng ấy dường như xóa mờ đi khi Học viện ưu tiên cho tu sĩ Nam tông được thi khi chưa có bằng trung cấp Phật học. Được đi thi, vui mà lo. Kiến thức văn học thì sư tự ôn tập trong sách giáo khoa lớp 12, và tìm kiếm lại những bài học đã lãnh hội từ những năm học bổ túc. Kiến thức Phật học cơ bản cũng vậy, xốc lại những điều đã được học và thực tập theo thầy, huynh đệ là chủ yếu, “trong đó sách vở chính là nguồn quan trọng để tôi học”, sư Tịnh Pháp cho biết.

Thầy Quảng Thiện, Trưởng phòng Sinh viên vụ của Học viện nhận xét: “Sư Tịnh Pháp, thủ khoa năm nay có lợi thế về tiếng Pàli. Chọn sinh ngữ để thi là Pàli và sư ấy đã đạt điểm tuyệt đối môn này! Đó là điều rất đáng khen và đáng khen hơn nữa là sư chưa qua trung cấp Phật học mà vẫn đỗ cao”. Lời khen ấy được chúng tôi chứng thực qua sự trao đổi với sư - một vị sư trẻ khiêm cung, đã từng có một thời sang Myanmar để tu thiền.

2. Đỗ thủ khoa là niềm vui, bất ngờ và cũng là… trách  nhiệm. Sư Tịnh Pháp khẳng định: “Đó chỉ là bước đầu và cũng có phần may mắn trong đó nên tôi phải cố gắng hơn nữa. Suy cho cùng, học Phật là để tu nên học nhằm mục đích biết cái lý để hành, và hành giả đương nhiên phải thực hành những điều đã học thì mới có kết quả trong cả chuyện tu, học”. Điều đó phải chăng cũng là điều kiện tiên quyết cho những thành công trên con đường tu tập? Câu hỏi ấy của chúng tôi được sư trả lời bằng một nụ cười và khẳng định: “Tu học gì cũng phải cố gắng hết mình!”. Chính vì suy nghĩ đó của sư Tịnh Pháp đã cho người viết cũng ngộ ra một điều rất hay đã nghe và nay được nghe nữa đó là “Tu mà không học tu mù/ Học không áp dụng cũng như mọt đời” (Thơ của thầy Thích Nhật Từ, Tập thơ Hành trang vào đời).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày