Có nên mang kinh Phật về nhà?

GN - HỎI: Xin hỏi, tôi có nên đem kinh Phật được người khác cho về nhà? Có người nói nếu không tụng đọc thì không nên đem kinh về nhà, vì như vậy thì mình mang tội nặng lắm.

(MINH NGUYỆT, minhnguyet...@gmail.com)

doc kinh ram thang 7.jpg

Phật tử đọc kinh trong ngày Rằm tháng 7 tại chùa Phổ Quang (TP.HCM) - Ảnh: Bảo Toàn

ĐÁP:

Bạn Minh Nguyệt thân mến!

Kinh Phật là Pháp bảo, gồm những lời dạy cao quý của Đức Phật Thích Ca, được lưu giữ trong ba tạng kinh điển và truyền bá cho mọi người hữu duyên. Bạn được tặng kinh Phật là có duyên lành, hãy trân trọng nhân duyên quý báu này.

Kinh Phật không phải chỉ để kính thờ hay trì tụng trang nghiêm trước bàn thờ Phật mà có thể an nhàn đọc kinh như đọc sách. Tụng (đọc) kinh Phật cốt yếu là nhận rõ nội dung lời dạy của Đức Phật để ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Bạn nhận được kinh thì hãy mang về nhà, tụng được thì tốt, nếu không quen tụng thì đọc, việc lành này có phước báu vô lượng.

Trong trường hợp đem kinh về mà bận rộn chưa tụng đọc được, bạn có thể cất vào tủ kinh (nếu có) hoặc xếp kinh lên kệ sách ở ngăn trên cùng, hoặc cất kinh trong ngăn tủ thờ (nói chung là biết trân trọng và bảo quản kinh sách), đợi đủ duyên thì đọc tụng. Điều cần lưu tâm là không nên nghe theo hoặc tự hình thành các quan niệm kiêng kỵ một cách thiếu căn cứ như “đem kinh về nhà mà không tụng đọc thì mắc tội nặng”.

Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ

(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày