Con đường Steve Jobs đến với Phật giáo

GN - Đó là câu hỏi mà toàn bộ nội dung quyển sách vừa phát hành với tiêu đề “Becoming Steve Jobs: The evolution of a reckless upstart into a visionary leader” (Để trở thành một Steve Jobs: Con đường từ một người liều lĩnh đến thủ lĩnh với tầm nhìn xa rộng) đi tìm lời giải.

stever.jpg
Bìa quyển sách “Becoming Steve Jobs: The evolution of a reckless upstart into a visionary leader”

Phật giáo có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời của Steve Jobs - người đồng sáng lập, Chủ tịch, và cựu Tổng Giám đốc điều hành của Hãng Apple. Trên cơ sở đó, Brent Schlender và Rick Tetzeli, đồng tác giả quyển sách, lý giải rằng hành trình đến Ấn Độ vào năm 1974 đã khơi dậy trong Steve Jobs những mối quan tâm đến Phật giáo. Sự quan tâm này sau đó đã đi theo ông cho đến cuối cuộc đời.

Steve Jobs dự định đến Ấn Độ với hy vọng gặp được Neem Karoli Baba, được biết đến với tên gọi Maharaj-ji, một vị tu sĩ có ảnh hưởng đến những người bạn của anh là Larry Brilliant, Robert Friedland và nhiều người khác. Nhưng Maharaj-ji đã qua đời trước đó ít lâu, khiến cho Steve Jobs thất vọng trong thời gian dài. Thời gian ở Ấn Độ của Steve trở nên vô định, cứ kiếm tìm và bén duyên với Phật giáo.

Quyển sách “Becoming Steve Jobs: The evolution of a reckless upstart into a visionary leader” vừa được phát hành vào năm nay bởi Crown Business.

Brent Schlender là một trong những nhà biên niên sử của cuộc cách mạng máy tính cá nhân, viết tất cả về những nhân vật chủ chốt và doanh nghiệp trong nền công nghiệp này. Ông đã viết về Steve Jobs trên các tạp chí Wall Street JournalFortune gần 25 năm qua.

Rick Tetzeli là chủ biên của Fast Company về lĩnh vực công nghệ suốt 2 thập kỷ. Ông từng là Phó Tổng Biên tập của Fortune và là biên tập của Entertainment Weekly.

Gia Trúc (theo Lion’s Roar)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

 Lễ tưởng niệm, an táng 172 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đồi 82

Tây Ninh: Lễ tưởng niệm và an táng 172 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh ở Campuchia

GNO - Chiều 24-7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đồi 82 (xã Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Ban Trị sự Trị sự GHPGVN tỉnh và tịnh xá Trúc Lâm diễn ra Lễ tưởng niệm, an táng 172 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở Campuchia, được quy tập trong đợt 2.
Thangka thường được đặt trên bàn thờ và được dùng làm điểm tập trung cho việc cúng dường, lễ lạy và tụng niệm. Đối với người tu theo Kim cương thừa, Thangka còn là công cụ hỗ trợ thiền định và quán tưởng

Giữ hồn Thangka - Bảo tồn nghệ thuật thiêng liêng giữa thời hiện đại

GNO - Thangka không chỉ là nghệ thuật thị giác, mà là pháp khí của sự hành trì. Mỗi nét vẽ đều được thực hiện bằng chánh niệm, như một hình thức thiền định sống động. Giữa thời hiện đại nhiều biến động, những người nghệ sĩ ở Nepal vẫn âm thầm gìn giữ ngọn lửa của truyền thống này.
Ảnh minh họa

Cúng tiểu tường và húy nhật vào năm nhuận

GNO - Hàng năm vào tháng Sáu âm lịch gia đình tôi có lễ giỗ cho người thân. Năm nay nhuận hai tháng Sáu thì việc cúng giỗ sẽ tiến hành như mọi năm hay có điều chỉnh gì về ngày tháng?

Thông tin hàng ngày