Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn sách tấn hành giả an cư tại hạ trường chùa Vạn Đức (TP.HCM)

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn sách tấn hơn 100 hành giả đang an cư tại hạ trường chùa Vạn Đức - Ảnh: Quảng Đạo/BGN
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn sách tấn hơn 100 hành giả đang an cư tại hạ trường chùa Vạn Đức - Ảnh: Quảng Đạo/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 30-6-Ất Tỵ (24-7), Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã đến thăm và có thời pháp thoại sách tấn hơn 100 hành giả đang an cư tại hạ trường chùa Vạn Đức (P.Tam Bình, TP.HCM). 
Hòa thượng Thích Hoằng Tri tác bạch thỉnh cầu Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn ban lời sách tấn các hành giả
Hòa thượng Thích Hoằng Tri tác bạch thỉnh cầu Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn ban lời sách tấn các hành giả

Mở đầu thời pháp thoại, Trưởng lão Hòa thượng Phó Pháp chủ nhắc lại công hạnh của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh - vị giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, nhà phiên dịch kinh điển, bậc Tổ sư phục hưng pháp môn Tịnh độ tại Việt Nam thời hiện đại đã khởi xướng và tổ chức khóa An cư kiết hạ đầu tiên tại chùa Vạn Đức vào năm 1964. Nối tiếp truyền thống đó, Hoà thượng Thích Hoằng Tri, đệ tử của ngài vẫn tiếp tục duy trì để Tăng Ni trong tông môn có nơi quy tụ, an tâm tu học trong 3 tháng an cư.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn nhấn mạnh an cư là cơ hội để Tăng Ni tránh tiếp duyên thế tục, có thời gian nhìn lại bản tâm của mình và gìn giữ truyền thống của Tăng đoàn. Mỗi hành giả nhiếp phục các căn, an trú nghiêm mật trong 6 thời khóa (an trú lục thời) suốt 3 tháng, tu tập Giới - Định - Tuệ để chế ngự phiền não tham, sân, si, từ đó tăng trưởng công đức trí tuệ.

Một hành giả đang tập trung nghe pháp
Một hành giả đang tập trung nghe pháp

Đối với các hành giả đang thực hành pháp môn Tịnh độ tại hạ trường chùa Vạn Đức, Trưởng lão Hoà thượng cũng nhắc nhở mọi người noi theo tấm gương của Sư ông Vạn Đức để vận dụng trong đời sống tu học hàng ngày.

Mỗi người cố gắng thực hiện những điều bình dị như ăn chay, niệm Phật, tụng kinh; biết khoan hồng tha thứ, hành thiện như lúc sinh thời Sư ông Vạn Đức luôn khuyến tấn đại chúng tu tập. Có như vậy mới tiếp nối được bổn hoài của Tôn sư, truyền bá pháp môn Tịnh độ rộng khắp muôn nơi.

Có 112 hành giả đăng ký tu học trong 3 tháng an cư tại hạ trường chùa Vạn Đức
Có 112 hành giả đăng ký tu học trong 3 tháng an cư tại hạ trường chùa Vạn Đức

Kết thúc buổi pháp thoại, Hòa thượng Thích Hoằng Tri, trụ trì chùa Vạn Đức thay mặt đại chúng dâng lời cảm tạ Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn đã quang lâm chia sẻ những nội dung hữu ích đến các hành giả trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569.

Hạ trường chùa Vạn Đức (số 502 Tô Ngọc Vân, P.Tam Bình, TP.HCM) hiện có 112 hành giả nội và ngoại thiền đăng ký tham gia tu học.

Trong 3 tháng an cư kiết hạ, các hành giả nơi đây thực hành pháp môn Tịnh độ, nương theo tông chỉ của Hội Cực lạc Liên hữu do Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014), Tổ sư Tịnh độ Việt Nam sáng lập.

Một số hình ảnh ghi nhận:

Đại chúng chụp hình lưu niệm cùng Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
Đại chúng chụp hình lưu niệm cùng Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư hành giả Tăng chụp ảnh lưu niệm sau Lễ Bố-tát

Gần 200 Tăng Ni Bố-tát tại tổ đình Phổ Quang và Kim Sơn

GNO - Sáng 1-6 (nhuận) năm Ất Tỵ (25-7-2025), chư Tăng trên địa bàn các phường Phú Nhuận, Đức Nhuận và Cầu Kiệu (TP.HCM) đã vân tập tổ đình Phổ Quang để cử hành Lễ Bố-tát, thính giới và sinh hoạt Tăng sự kỳ 3 trong mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569.
Thangka thường được đặt trên bàn thờ và được dùng làm điểm tập trung cho việc cúng dường, lễ lạy và tụng niệm. Đối với người tu theo Kim cương thừa, Thangka còn là công cụ hỗ trợ thiền định và quán tưởng

Giữ hồn Thangka - Bảo tồn nghệ thuật thiêng liêng giữa thời hiện đại

GNO - Thangka không chỉ là nghệ thuật thị giác, mà là pháp khí của sự hành trì. Mỗi nét vẽ đều được thực hiện bằng chánh niệm, như một hình thức thiền định sống động. Giữa thời hiện đại nhiều biến động, những người nghệ sĩ ở Nepal vẫn âm thầm gìn giữ ngọn lửa của truyền thống này.

Thông tin hàng ngày