Công bố giải nhất cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam

Tác phẩm của KTS.Minh Quang đạt giải nhất cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam
Tác phẩm của KTS.Minh Quang đạt giải nhất cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Sau 10 ngày phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam, với hơn 40 tác phẩm gửi về tham dự, Ban Giám khảo đã bình chọn giải nhất cuộc thi thuộc về tác phẩm của KTS.Minh Quang.

Ban Giám khảo cuộc thi do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Quốc tế Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam làm Chánh chủ khảo.

Tham gia Ban Giám khảo còn có Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa T.Ư; cùng chư tôn đức thành viên Ban Thư ký Ủy ban Tổ chức.

Theo đó, tác phẩm của KTS.Minh Quang được Ban Giám khảo đánh giá "có tính nghệ thuật, truyền tải được thông điệp Phật giáo vì hòa bình thế giới, theo đúng yêu cầu của Ban Tổ chức đề ra".

Ngoài giải nhất, Ban Tổ chức cũng trao giải khuyến khích đến tác phẩm của KTS.Trần Thành Tùng.

Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết đây chỉ mới là việc công bố kết quả cuộc thi. "Việc chọn biểu trưng (logo) chính thức cho Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc do GHPGVN đăng cai tổ chức tại TP.HCM năm 2025 sẽ được công bố sau.", Thượng tọa nói.

Logo đạt giải nhất cuộc thi của KTS Minh Quang

Logo đạt giải nhất cuộc thi của KTS Minh Quang

Ý tưởng do tác giả trình bày cho logo được Ban Tổ chức quyết định trao giải nhất
Ý tưởng do tác giả trình bày cho logo được Ban Tổ chức quyết định trao giải nhất

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Họa sĩ Kim Đức

Quy y

GNO - Cái tin chị đi tu làm ai cũng ngỡ ngàng. Bọn thanh niên trong khu phố tiếc hùi hụi vì từ nay không còn ai để theo đuổi, trêu ghẹo. Người già, nhất là những người chuộng trang phục áo dài, áo bà ba lấy làm buồn lắm, bởi chị là một cô thợ may may đồ kiểu xưa rất đẹp.
Chuông chùa Nhật Bản, giống như chuông chùa của các nước khác, được đánh từ bên ngoài bằng chày hoặc thanh xà treo chứ không phải bằng một quả lắc bên trong.

Phạm chung trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Nhật

NSGN - Phạm chung ( bonshō, 梵鐘), cũng được gọi là điếu chung ( tsurigane, 釣鐘) hay đại chung ( ōgane, 大鐘), là những chiếc chuông lớn được nhìn thấy trong các ngôi chùa Phật giáo trên khắp Nhật Bản, dùng để thỉnh mời các Tăng sĩ tập họp hành lễ và để phân định các mốc thời gian trong ngày.

Thông tin hàng ngày