Cộng tác viên Lê Đàn

GN - Tôi sẽ không viết về anh, một con người tài hoa mà nhiều báo đã viết, với những đề tựa đầy ưu ái, cũng đầy ngạc nhiên dành cho anh, mà tôi sẽ viết về anh trong tình đạo mà tôi cảm được từ một lần thăm nhà, nghe anh kể chuyện đạo, chuyện đời…

Căn nhà nằm ở mặt tiền đường Chu Mạnh Trinh, TP.Đông Hà, Quảng Trị nhưng không ồn náo bởi đường không lớn, ít xe chạy. Lê Đàn đã từng là thợ sửa xe đạp ở quán cóc ven đường; thực ra, anh từng là sinh viên Đại học Văn khoa Huế thời trước giải phóng (1975), nhưng con đường học vấn dở dang vì nhiều nghịch duyên. Điều đó có thể là lý giải cho những tài hoa nơi anh, như là một người biết đàn, hát, biết sáng tác và phổ nhạc, làm thơ, thư họa, đặc biệt là vẽ chân dung bằng chữ…

Ảnh Bạn đọc 646, CTV Lê Đàn.jpg

CTV Lê Đàn

Kể vắn tắt, để biết về một con người ốm-yếu, mới 60 nhưng bệnh duyên cứ dập dồn, song, không vì thế mà anh cảm thấy đau đớn. Anh bảo: “Nhờ mình đã được trang bị lời Phật dạy”. Hiểu rõ Nhân quả, Vô thường, nhận diện “có thân này không đau mới lạ” nên đau ốm là chuyện bình thường. Tôi bảo vậy là thân anh thọ nghiệp nhưng tâm không thọ nghiệp. Và, hoan hỷ vô cùng khi nhận ra điều đó cũng như được anh dắt đi thăm “căn phòng đặc biệt” - nơi anh gửi gắm tất cả cái tâm, cái tình qua từng con chữ, qua từng bài báo, từng bức họa, từng bài nhạc…

Góc phòng nhỏ có một tượng Quan Thế Âm Bồ-tát, để anh chiêm nghiệm, và bên cạnh đó là một gia tài với những hòn đá to nhỏ đã được anh thể hiện thư-họa lên đó. Nội dung là những câu thơ, câu hát của các bậc hiền giả, của Trịnh, và cuối cùng, nhìn vào sẽ thấy thấp thoáng bóng dáng của Tổ, của Thiền sư đang ngồi...

Tôi lại nhớ, và lại tâm đắc thật nhiều về những gì anh viết trên Giác Ngộ, từ Chuyện đạo-Chuyện đời tới Sống đạo, và gần đây, như anh nói: “Lê Đàn có đi thăm và viết về chuyện đời tu của quý thầy, quý sư cô từng có một thời làm tiểu cho tiểu mục Chuyện những Thiên thần quét lá trên trang Phật giáo-Tuổi trẻ”.

Viết như một sự chia sẻ, một trải lòng, và cũng là một sự gửi gắm cho những ai có duyên đọc cũng có một góc nhìn gần gũi với đạo Phật, để có chút gì đó bình an. Đó là ý niệm, là tâm nguyện viết của anh - cộng tác viên Lê Đàn. Chiếc máy vi tính cũ kỹ vì thế vẫn được ấn nút mở, “căn phòng đặc biệt” vì thế vẫn vang lên những nhịp gõ đều đặn của anh dẫu thân bệnh (khó thở, ăn uống kiêng khem...). Và vì thế, bạn đọc Giác Ngộ thi thoảng vẫn đọc được bài với bút danh Lê Đàn, thân quen, giàu chất liệu…

Anh khiêm tốn bảo, Lê Đàn không là nhà gì hết, nhưng với tôi, anh là đồng nghiệp làm báo và cũng là bạn đạo dẫu khoảng cách tuổi tác của tôi là vài giáp!

L.Đ.L

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày