Đà Nẵng: 5.000 người đi bộ đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam

(GNO- Đà Nẵng): Đã 50 năm kể từ ngày chất độc dioxin diệt cỏ được Mỹ thả xuống đồng quê Việt Nam (1961-2011), TP. Đà Nẵng là một trong những điểm nóng phải hứng chịu di chứng trên hơn 5.000 người, trong đó có 1.400 trẻ em thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 đang đau đớn và dị tật bẩm sinh do có bố hoặc mẹ bị nhiễm chất độc da cam tạo nên.

danang-1.gif

Mọi người hưởng ứng cuộc tuần hành 

danang-2.gif

Cùng các nạn nhân da cam ký cam kết ủng hộ đòi công lý

danang-3.gif

danang-4.gif

Các nạn nhân da cam đại diện trong buổi giao lưu

dannag-5.gif

Để kêu gọi toàn xã hội chung tay đòi công lý cho các nạn nhân bị chất độc da cam, nhằm xoa dịu phần nào những đau thương mà các nạn nhân đang ngày đêm nhọc nhằn, vật vã, sáng 11-6, trước tiền sảnh Nhà hát Trưng Vương, các cơ quan và Sở GD-ĐT TP. Đà Nẵng đã tổ chức buổi lễ ký cam kết kêu gọi cuộc đi bộ đồng hành cùng nỗi đau da cam và coi đây là thông điệp làm hồi chuông cảnh tỉnh các nhà lãnh đạo và các công ty sản xuất hóa chất độc hại đã gieo rắc nỗi đau cho nhân dân Việt Nam phải có ứng xử công bằng, bồi thường những thiệt hại về thể xác, sức khỏe và tinh thần cho các thế hệ người Việt.

Ngoài các vị lãnh đạo TP. Đà Nẵng trong cuộc đi bộ đồng hành còn có đại diện của Tổ chức Trẻ em Liên Hiệp Quốc tại các nước châu Á, các nhà hảo tâm đến từ nước ngoài trong tổ chức hữu nghị tại Đà Nẵng. Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - Chủ tịch Hội Nạn nhân da cam Việt Nam đã có bài phát biểu nêu lên những di chứng để lại cho nhiều thế hệ người VN trong hơn 50 năm qua.  

Sau cuộc đi bộ của hơn 5.000 người là buổi giao lưu được trực tiếp truyền hình trên sóng đài THVN tại Đà Nẵng. Từ làn sóng truyền hình, nhiều nhà hảo tâm là doanh nghiệp, các nhà thiện nguyện đã gởi đến đóng góp ủng hộ các nạn nhân hơn 2 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày