Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu: “Chỉ nghĩ tới niệm Phật mỗi ngày”

Đại lão Hòa thượng Thích Hiển Tu, 103 tuổi - Ảnh: Đăng Huy
Đại lão Hòa thượng Thích Hiển Tu, 103 tuổi - Ảnh: Đăng Huy
0:00 / 0:00
0:00
GN - Trưởng lão Hòa thượng Thích Hiển Tu, Phó Pháp chủ GHPGVN, năm nay 103 tuổi, trú xứ chùa Phật Học Xá Lợi - Q.3, TP.HCM. Ký ức sau chính do ngài kể lại, được PV Báo Giác Ngộ ghi lại trong giai phẩm Giác Ngộ “Tết xưa trong cửa thiền”, lúc đó ngài 93 tuổi.

"Năm 7 tuổi tôi đã xuất gia, lúc đó ở chùa quê có tên là chùa Kiểng Phước (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Đến nay, đón xuân mới này, tôi được 93 tuổi. Như vậy tôi có nhân duyên ở chùa trên 80 năm nên đã quen với không khí Tết trong chùa, kể cả chùa quê lẫn thành phố. Nhưng, bản thân tôi nghĩ, Tết chỉ có ý nghĩa với người thế gian, còn với người con Phật, xuân không phải ở chỗ thời tiết hay ngày tháng bình thường nữa.

Dù vậy, đối với kỷ niệm Tết, tôi cũng nhớ đôi chi tiết, như hồi còn chú tiểu, ở chùa quê còn nghèo nên mọi người đi chùa lễ Phật là chính; niềm vui của các chú tiểu là được Phật tử lì xì mừng tuổi, dù không nhiều và cũng không giữ tiền xài gì riêng cả.Lớn lên, tôi tham gia công tác Phật sự, rời quê Bến Tre lên Sài Gòn tu học, trú xứ tại chùa Xá Lợi từ khi chùa thành lập tới giờ, đã trên 50 năm.

Đại lão Hòa thượng Thích Hiển Tu trong sinh hoạt đời thường tại chùa Phật Học Xá Lợi - Ảnh: Bảo Toàn

Đại lão Hòa thượng Thích Hiển Tu trong sinh hoạt đời thường tại chùa Phật Học Xá Lợi - Ảnh: Bảo Toàn

Tết ở thành phố có không khí riêng, nhưng đối với nhà chùa, dịp này chủ yếu là để phục vụ Phật tử đi lễ Phật, cầu an. Ngày Tết, tôi thấy việc phát tâm ủy lạo, chia sẻ khó khăn với đồng bào nghèo là điều hết sức nhân văn, cần phát huy. Ở chùa Xá Lợi, công tác này thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả do có Phật tử tín tâm hỗ trợ.

Người con Phật vui hội mùa xuân còn ứng với việc tưởng niệm Đức Phật Di Lặc, vị Phật tương lai sẽ ra đời để hóa độ chúng sinh nơi cõi Ta-bà. Nhớ tới Đức Phật Di Lặc là nhớ tới hạnh hoan hỷ của Ngài để mình từ-bi-hỷ-xả với mọi thứ không vui, kiến lập an vui cho bản thân và giúp cho mọi người được hạnh phúc, bình an.

Do đó, Tết đến, Phật tử đi làm từ thiện, tha thứ, bao dung... chính là điều tôi mong và gửi gắm. Đồng thời, tôi cũng mong là những sinh hoạt trong những ngày Tết phù hợp với văn hóa và lời Phật dạy, không có việc bói toán, xin xăm, hái hoa bẻ cành nơi cửa Phật tôn nghiêm.

Mong mùa xuân là mùa hướng thượng của mỗi người từ cách nghĩ và ứng xử chứ không phải là mùa để cơ hội, cầu xin...Chúc Phật tử có một mùa xuân an lành. Còn bản thân tôi, đến tuổi này rồi chỉ nghĩ tới việc niệm Phật mỗi ngày thôi!".

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày