Dang rộng vòng tay nhân ái

Ngôi chùa Sùng Nghiêm (hay còn gọi là chùa Dọc) thuộc xã Minh Đức, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương từ lâu đã trở thành mái ấm của những trẻ mồ côi, cơ nhỡ. Người trực tiếp cưu mang những đứa trẻ bất hạnh này là thầy Thích Thanh Lương chủ trì chùa. Năm nay mới ngoài 30 tuổi nhưng thầy Lương đã làm “cha” của 6 trẻ mồi côi.

Trong những cơn gió đìu hưu, những cái nắng nhạt của tiết trời đầu thu, chúng tôi về thăm chùa Sùng Nghiêm, trong không khí tĩnh nặng nơi cửa phật, bỗng vẳng lên tiếng trẻ con khóc xen vào đó là lời ru lao lòng “À ơ...i Ví dầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi cha dắt con đi/ Con đi trường học, cha tu ở chùa... Thầy Thích Thanh Lương cất những lời ru ấm áp, từng đứa trẻ dụi đầu vào ngực Thầy để tìm hơi ấm tình thương rồi chìm vào giấc ngủ bình yên.


Dạo quanh một vòng thăm chùa, chúng tôi được thầy Lương dẫn đến nơi ở  của những “đứa con” của Thầy. Thấy có khách những đứa trẻ ngoan ngoãn lễ phép khoanh tay chào, rồi từng đứa tranh nhau chạy tới ôm “cha”. Thầy kể hoàn cảnh của từng đứa.


Bé đầu tiên được Thầy mang về nuôi vào tháng 8-2006 là bé Vương Tâm Phúc. Bé bị bỏ rơi ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Nghe được tin đó, tôi đã đi nhờ xe lên tận bệnh viện xin đón cháu về nuôi. Chưa hề chuẩn bị sẵn tâm lý nuôi trẻ sơ sinh nên thầy phải đi sắm từng thứ nhỏ nhất, từ tã lót, bình sữa rồi đến việc học những lời ru... Thầy Thích Thanh Lương khi đó mới 27 tuổi, không có một chút kinh nghiệm nuôi dạy trẻ nhỏ, thầy phải  học từ việc bế ẵm trẻ đúng cách, cho trẻ bú bình sữa thế nào, thay tã ra sao...


Khi Thầy bế đứa trẻ còn đỏ hỏn về làng, đã không ít những lời xì xào đàm tiếu, đòi “trục xuất“ thầy khỏi nhà chùa vì chùa là nơi thanh tịnh, không thể vướng bụi trần. Nhưng khi nghe tôi giải thích và thấy hoàn cảnh đáng thương của thằng bé mà nhiều người cũng đồng tình ủng hộ. Bé Phúc được sống trong sự thương yêu, chăm sóc ân cần cứ vậy mà lớn khôn. Bế đứa bé trong tay Thầy chỉ nghĩ đó là một cái duyên đã định.


Cứu một mạng người phúc đẳng hà sa
Có lẽ cũng đúng như cơ duyên mà thầy nói, không lâu sau đó, đứa trẻ thứ hai được Thầy đón về nuôi. Mẹ cháu là sinh viên đang theo học tại một trường đại học ở Hà Nội. Gần đến ngày vượt cạn, cô gái tìm về chùa và xin ở lại để sinh con. Được vài ngày, cô gái bỏ lại con đi mất. Đứa bé này được Thầy đặt tên là Vương Tâm Đức.


Rồi cứ thế đến nay cứ đâu hay tin có trẻ mồ côi, hay gia cảnh khó khăn là Thầy lại đưa về nuôi. 6 mảnh đời cơ nhỡ đến từ nhiều địa phương khác nhau, bé thì ở Nam Định, Thái Nguyên, Hòa Bình, có bé quê xa tận Kiên Giang nhưng đều được Thầy thương yêu hết mực. Với mỗi bé, thầy đều giữ lại địa chỉ của người thân để khi các bé trưởng thành có thể tìm về với gia đình của mình.
Những đứa “con” của Thầy lần lượt mang tên: Vương Tâm Phúc, Vương Tâm Đức, Vương Tường Thuý, Vương Tường Linh, Vương Tâm Hoà và Vương Tường Vi với mong muốn các bé sau này lớn sẽ là những người sống thiện tâm, được hưởng cuộc sống an lành, hạnh phúc.


Hướng đạo vào đời vì một ngày mai tươi sáng
 Khi quy y cửa Phật, người ta thường xa lánh đời thực lắm bụi trần vấn vương, nhưng Thầy lại hướng đạo vào đời, thường quan tâm đến những mảnh đời cơ cực. Từ ngày dang rộng vòng tay đón những sinh linh nhỏ bé, thầy phải lo lắng chăm sóc cho các con như người cha thực thụ. Việc làm này được chính quyền xã Minh Đức ủng hộ, còn bà con lối xóm thì động viên tinh thần, giúp thầy cùng nuôi dạy tụi trẻ lớn khôn.


Thấm thoát đã 5 năm, bé lớn nhất đã được 5 tuổi, nhỏ nhất là bé Tường Vi cũng đã tròn một năm. Thầy cho biết: “Có một số người đến ngỏ ý xin các cháu về nuôi, nhưng tôi chỉ đồng ý khi các cháu 18 tuổi, đã làm phúc thì phải làm cho tròn”.


Đúng 11 giờ, bữa cơm  trưa được dọn cho các bé. Nhìn tụi trẻ cười đùa, tíu tít quanh mâm cơm, chúng tôi cũng cảm nhận được lòng người “cha” như ấm lại. Tấm lòng của người tu hành đã vượt lên tình cảm thương yêu thường tình trở thành tình “mẫu tử” thiêng liêng.


Với tấm lòng từ bi, thầy Thích Thanh Lương ấp ủ mong muốn thành lập một Trung tâm từ thiện có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho cuộc sống của các bé với phòng chăm sóc sức khỏe, phòng ăn, phòng vui chơi giải trí, phòng đọc sách... tạo điều kiện cho các bé được hưởng một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần.


Niềm vui lớn nhất của Thầy là thấy các con được mạnh khỏe, khôn lớn thành công dân có ích cho xã hội. Đó cũng là mong muốn duy nhất của Thầy khi nhận các bé về “mái ấm tình thương” này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày