Đau mãn tính sau sinh dẫn đến nguy cơ trầm cảm?

Trầm cảm sau sinh - Ảnh minh họa
Trầm cảm sau sinh - Ảnh minh họa

GNO - Đau mãn tính sau sinh làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh, theo một nghiên cứu được trình bày gần đây tại hội nghị Những chuyên gia gây mê tại Hong Kong.

Nghiên cứu được tiến hành ở 200 phụ nữ khỏe mạnh tiếp nhận thuốc gây tê màng cứng để giảm đau khi sinh trong suốt thời gian sinh con đầu lòng.

Các chuyên gia từ trường Y khoa Duke (thuộc Đại học Quốc gia Singapore - NUS) và Bệnh viện Sản - Nhi KK (Singapore) đã nghiên cứu sự nhạy cảm tâm lý của người tham gia nghiên cứu với các thang đo về stress và cơ đau là Perceived Stress Scale (PSS) và Pain Catastrophizing Scale (PCS).

Các nhà nghiên cứu khảo sát người tham gia qua điện thoại trong thời gian 6-8 tuần sau khi họ sinh con để xác định sự kéo dài của đau do sinh con và trạng thái tâm lý lo lắng. Các chuyên gia cũng đánh giá trầm cảm sau sinh với sự hỗ trợ của bảng câu hỏi thang đo 10 điểm Edinburgh Postnatal Depression Scale (EPDS).

Trong số 200 phụ nữ, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích trên 138 người. Kết quả cho thấy sau sinh 4 tuần có 5,8% người tham gia bị trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, những người bị đau kéo dài hơn 4 tuần thì có điểm ghi nhận trong thang đo EPDS cao hơn so với các phụ nữ khác, điểm chênh lệch trung bình là 2,44.

Các phụ nữ bị đau mãn tính sau sinh cũng có điểm thang đo cao hơn so với những phụ nữ không bị đau sau sinh. Các chuyên gia cũng phát hiện rằng, những người có điểm thang đo EPDS cao thì có mức độ stress cao hơn, mức độ lo lắng gia tăng ở tuần thứ 6-8 sau sinh và bị đau nhiều hơn trong giai đoạn bắt đầu sinh cho đến giai đoạn thứ ba của quá trình sinh.

“Kết quả nghiên cứu này khuyến khích nhu cầu nhận diện cơn đau một cách toàn diện để giúp làm giảm nguy cơ phát triển trầm cảm sau sinh và một nghiên cứu khác có quy mô lớn hơn đang được tiến hành để đánh giá tác động của cơn đau và PND ở phụ nữ mang thai” - các chuyên gia đúc kết.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ, cứ 8 phụ nữ thì có 1 người trải qua trầm cảm sau sinh. Các biểu hiện của sự suy nhược này bao gồm cảm giác buồn bã, giận dữ và tuyệt vọng, mất đi sự hứng thú, tâm trạng biến đổi thất thường, sợ hãi và không chịu kết nối với con mình. Trong một vài trường hợp, phụ nữ bị trầm cảm sau sinh còn có ý nghĩ kinh khủng về việc làm hại con mình.

Điều trị trầm cảm sau sinh gồm có tư vấn tâm lý và sử dụng thuốc. Những người bị trầm cảm từ nhẹ cho đến nghiêm trọng thường được khuyên nên kết hợp cả liệu pháp tư vấn tâm lý và dùng thuốc chống trầm cảm.

Huệ Trần
(theo Medical Daily)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày