Đoạn clip rơi nước mắt: Sóng thần, chú chó vẫn không bỏ bạn

Giữa đống đổ nát sau trận sóng thần, một chú chó run rẩy hoảng hốt nhưng vẫn ở lại bảo vệ bạn mình đang bị thương. Đó là những hình ảnh xúc động trong một đoạn video clip quay được ở Nhật, đã được truyền đi khắp thế giới.

Một lần nữa, sự thủy chung của loài chó khiến con người khâm phục.

Xem đoạn video clip nổi tiếng:

Sóng thần, chú chó vẫn không bỏ bạn Giữa đống đổ nát sau trận sóng thần, một chú chó run rẩy hoảng hốt nhưng vẫn ở lại bảo vệ bạn mình đang bị thương.

Phần lời trong đoạn phim được lược dịch như sau:

“Chúng tôi đang ở vùng Arahama. Trước mắt chúng tôi là một chú chó có vẻ mệt mỏi, bẩn thỉu. Nó vừa trải qua sóng thần nên vẫn còn run rẩy, sợ sệt. Nó đeo một vòng cổ bạc, nên chắc chắn là vật nuôi của ai đó.

Đằng kia còn một con chó khác, có lẽ là đã chết. Chú chó kia ở đây để bảo vệ cho bạn mình. Đó là lý do nó không muốn chúng tôi lại gần.

Ồ, chú chó tưởng đã chết vừa cử động. Nó còn sống. Nó có vẻ rất yếu ớt. Chúng ta cần đưa nó đi chữa trị ngay. Nó đã tự ngồi dậy được.

Thật kinh ngạc là chúng vẫn sống sót được sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng vừa rồi!”

Theo CNNUK Telegraph, sau khi đoạn video clip được truyền đi, cả hai chú chó đều đã được cứu chữa. Những hình ảnh xúc động về chúng như tiếp thêm sức mạnh tinh thần để con người vượt qua thiên tai.

Đoạn video clip trên gợi nhớ lại trận bão Katrina năm 2005. Sau thảm họa này ở Nhật, rồi cũng sẽ có hàng ngàn chó mèo trở thành mồ côi như vậy.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày