Đoàn kết là quy luật tất yếu của sự phát triển Giáo hội

Đoàn kết là quy luật tất yếu của sự phát triển Giáo hội

Trên hai thập niên qua từ  ngày tạo nên bước ngoặt   lịch sử của Phật giáo Việt  Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định được vị trí trong lòng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong xu thế phát triển và đổi mới của đất nước và dân tộc. Các hoạt động của ban ngành viện từ T.Ư đến địa phương đã từng bước tạo được những thành tựu nhất định trong thời hòa bình thịnh vượng của cả  dân tộc đang xây dựng trong xu thế đi lên của nền kinh tế thị trường bền vững.

Trong những thành tựu đó, Giáo hội đang đối mặt với những khó khăn không ít về nối kết và đồng bộ của các ban ngành đang hoạt động trong lòng Giáo hội. Sự tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp và khoa học, cũng đang hình thành làm giảm đi sức mạnh mà Phật giáo Việt Nam vốn có một tiềm lực vô cùng quý giá như một tài nguyên khoáng sản đang nằm trong lòng đất chưa được khai thác!

Sự nối kết từng mảnh, nếu được xâu kết lại với nhau của các ngành chuyên môn với sự chủ đạo về chiến lược phát triển của Giáo hội, thì sức mạnh đó sẽ được lan tỏa, tạo nên động lực tương dung tương hợp của một đội bóng với sự chỉ đạo của huấn luyện viên trưởng sẽ tạo nên ‘hattrick’... ngoạn mục của một tôn giáo lớn trên đất nước Việt Nam (?).

Không ai có thể phủ nhận Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo trong lòng dân tộc Việt, sự gắn bó trong giai đoạn dựng nước và giữ nước đã tạo nên nét đặc thù mà không có một tôn giáo nào ở trên đất nước này có thể so sánh. Điều đó đã được minh chứng trong chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam .

Tuy nhiên, quá khứ của lịch sử để lại giúp cho chúng ta có niềm tự hào để xây dựng cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam có một sức mạnh, con đường lý tưởng để phục vụ nhưng nó không giúp ích cho chúng ta nếu chỉ nhìn ánh hào quang của quá khứ để rồi tự mãn, chết chìm trong ngôn ngữ ca ngợi của người ngoài cuộc hoặc của chính trong nội bộ Phật giáo.

Thời đại ngày nay đòi hỏi Phật giáo Việt Nam phải chỉn chu về mặt tổ chức, phải có sách lược trong các đối sách hoạt động Phật sự, khi mà mọi hoạt động đó ở trong bối cảnh của nền khoa học công nghệ phát triển như vũ bão. Nó đang đẩy lùi những sinh hoạt xã hội hay tôn giáo thiếu hơi thở của thời đại đang còn tồn tại những lạc hậu. Điều này trong kinh, Đức Phật đã nhiều lần nhắc nhở các vị Tỳ kheo: “Điều nào dù Ta không nói nhưng thời đại và hoàn cảnh đang có khuynh hướng phát triển, được mọi người quan tâm thì các ông cũng phải thực hiện; điều nào dù Ta có nói nhưng không phù hợp với hoàn cảnh xã hội, mọi người không công nhận thì các ông không nên làm”.

Nhìn lại chặng đường 28 năm qua của Giáo hội Phật giáo Việt Nam , chúng ta phải nhìn nhận Tăng Ni, Phật tử cả nước đã và đang giúp sức cùng với Giáo hội thực hiện phương châm “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức”.

Sự nỗ lực đó đang đặt ra cho Giáo hội nên có một chiến lược, sách lược hay nói khác hơn là sự chỉ đạo cho kế hoạch từng phần, từng giai đoạn một cách cụ thể và đồng bộ.

Nếu sự phát triển đó mọi người làm một cách tự phát thì sự nỗ lực cũng chỉ đem lại sự manh mún, vá víu... sẽ như một số nước Phật giáo chung quanh chúng ta nhìn hình thức thì thấy phát triển nhưng nội lực thì cần nhìn lại.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày