Đoàn triều thánh Đạo tràng Di Lặc núi Tuyết Đậu

GNO - Ngày 30-6, hưởng ứng "Sáng Quan Âm, tối Di Đà", chuyến hành hương cuối cùng của đoàn triều thánh núi Linh Thứu dừng chân tại Đạo Tràng Di Lặc, chùa Tuyết Đậu, Phụng Hóa, Chiết Giang. Pháp sư Di Tạng, Phương trượng chùa Tuyết Đậu dẫn đầu Tăng chúng đệ tử xếp hàng nghinh đón Pháp sư Tâm Đạo và đoàn triều thánh.

h1.jpg 

  Đoàn triều thánh núi Linh Thứu tham quan chùa Tuyết Đậu

 

Sau khi Pháp sư Tâm Đạo niêm hương và khai thị tại đại điện, pháp sư đã chỉ thẳng cho đại chúng hiểu rõ thế nào là "Đầy đủ tâm viễn ly, mới có thể gọi là Phật giáo nhân sinh"; đồng thời khuyến khích tất cả các pháp sư đều có thể từ trong tam học Giới, Định, Tuệ nỗ lực tinh tấn hạ thủ tu trì. Cuối cùng, Pháp sư Di Tạng thân tặng bức mặc bảo chúc mừng kỷ niệm 30 năm khai sơn núi Linh Thứu, và tặng tượng Bồ-tát Di Lặc, tiêu biểu chùa Tuyết Đậu cho Pháp sư Tâm Đạo lưu niệm.

 

h2.jpg

  Pháp sư Tâm Đạo niêm hương tại đại điện

 

Trong phần khai thị, Pháp sư Tâm Đạo đã đề cập đến Tam vô lậu học. Nếu thân là người xuất gia, cần phải từ sự bắt đầu của tâm xuất ly, nếu không có tâm xuất ly, thì gọi là Phật giáo nhân gian, đầy đủ tâm xuất ly, mới là Phật giáo nhân sinh; Phật giáo nhân sinh cần phải trải qua sự chuyển hoán, đem sinh mệnh của Phật giáo để khái niệm: Giới, Ðịnh, Tuệ.

 

h3.jpg

  Pháp sư Tâm Đạo khai thị

 

Giới, là quy phạm của hành động, quy tắc của cuộc sống, giới luật của người xuất gia rất quan trọng, người trì giới nghiêm ngặt sẽ khiến cho ai nhìn thấy cũng đều khởi tâm hoan hỉ, và cũng nhờ trì giới mà truyền bá được thiện niệm.

 

Định, là cần phải thuần hóa cái tâm, trở về với bản lai của chính mình. Chuyên chú niệm Phật, không khởi tạp niệm; sống ngay trong hiện tại, không suy nghĩ trước cũng không suy nghĩ sau, không nghĩ thiện cũng không nghĩ ác. Trong cuộc sống, nếu tâm luôn định, thì tự nhiên giới luật.

 

Tuệ, chỉ cho trí tuệ Bát Nhã, bao gồm ba tạng, mười hai bộ kinh: chủ yếu là xem đọc nhiều, hiểu biết nhiều, thông đạt Phật pháp nhiều, có thể đạt đến cảnh giới thông minh linh hoạt, tự nhiên có thể viên dung vô ngại. Bởi vì điều mà Phật giáo nói là "Tâm" và "Hoa Nghiêm", chỉ cần có thể tham ngộ "Tâm", hiểu rõ "Tâm", thì "Hoa Nghiêm" sẽ hiện tiền, đạt đến cảnh giới chứng ngộ.

 

h4.jpg

Pháp sư Tâm Đạo, Tông trưởng khai sơn núi Linh Thứu đề bút

 

h5.jpg

Pháp sư Di Tạng, Phương trượng chùa Tuyết Đậu
đích thân đề tặng chúc mừng 30 năm khai sơn núi Linh Thứu

 

"Chứng ngộ của Đức Phật là minh tâm kiến tánh, khai ngộ thành Phật", Pháp sư Tâm Đạo nói, Pháp mạch của Phật tuy nhiều, nhưng không lìa Niết-bàn và thành Phật. Niết-bàn là không sinh không diệt, nếu muốn thành Phật thì phải phát nguyện hành Bồ-tát đạo, đem Phật giáo đại thừa để giảng thuyết chính là phát tâm Bồ-đề vô thượng, sẽ đạt đến biến trí thành Phật. Niết-bàn và thành Phật khác biệt ở chỗ biến trí, có nghĩa là, đời đời kiếp kiếp giống như Bồ-tát Quan Âm, hành nguyện lực đại từ bi, dùng mười đại nguyện để thực hành hạt giống Bồ-đề, thành tựu Phật đạo. Minh tâm kiến tính rất quan trọng, mà tu thiền chính là cánh cửa, là lối vào để học Phật, nếu không có Giới, Định, Tuệ, muốn lãnh ngộ Phật pháp thật rất khó khăn. Pháp sư Tâm Đạo sách tấn đại chúng, mỗi người đều có thể từ trong Tam học Giới, Định, Tuệ, cần phải nỗ lực tinh tấn hạ thủ công phu.

 

h6.jpg

  Pháp sư Tâm Đạo tặng vật lưu niệm cho Pháp sư Di Tạng

h7.jpg

  Pháp sư Di Tạng tặng tượng Bồ-tát Di Lặc cho Pháp sư Tâm Đạo

h8.jpg

  Các thành viên đoàn triều thánh trì tụng chú Đại Bi hồi hướng trước tháp Đại sư Thái Hư

 

Kết thúc quá trình triều bái chùa Tuyết Đậu, các đoàn viên đến tham quan và lễ bái tháp Đại sư Thái Hư. Sau khi thắp hương nhiễu tháp, trì tụng chú Đại Bi và hồi hướng trước quảng trường kỷ niệm đường Thái Hư, rất nhiều tín chúng đã rơi nước mắt. Ngoài cảm niệm tâm đại từ bi rộng lớn và hạnh nguyện kiên cố của đại sư đã bôn ba gian khổ hoằng pháp lợi sanh, họ còn chí thành lễ bái sám hối chuyến hành hương năm ngày bốn đêm, cung tống tượng Quan Âm Linh Thứu đến tôn trí tại núi Phổ Đà, chở đầy kho báu Phật tràn đầy pháp hỷ, cũng như chạm vào cảm giác bên trong của chính mình, mà có sự cảm ngộ; Mang trái tim cảm ân, kiền thành, cung kính, các đoàn viên còn hẹn nhau gặp gỡ hàng năm, cùng nhau triều thánh núi Phổ Ðà, lễ bái Quan Âm, duy trì tâm bồ đề "nguyện thành Phật, độ chúng sinh," không bao giờ thối chuyển.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày