Đọc gì trên Tuần báo Giác Ngộ số 691 (4-5-2013)?

GNO - Tuần báo Giác Ngộ kỳ này có nhiều nội dung đáng quan tâm...

“Lộ trình của sự tăng trưởng bền vững” qua những dấu hiệu trong chương trình hoạt động của Giáo hội đã và sẽ diễn ra từ sau Đại hội VII là vấn đề được tác giả Trần Đức đặt ra trên trang xã luận.

Gần đây, dư luận lại xôn xao chuyện muôn thuở: ghen tuông - những vụ án ghen tuông có tính chất nghiêm trọng bởi thủ đoạn đánh ghen, hạ đối thủ một cách tàn độc mà báo chí gọi là “yêu cuồng”, “ghen cuồng” hay “vũng xoáy cuồng yêu”… Với góc nhìn của người Phật tử về giá trị hạnh phúc tương đối ở cõi đời này, nhà báo Lưu Đình Long đã có những phân tích, chia sẻ trong suy tư về giải pháp qua bài viết trên chuyên mục Câu chuyện trong tuần: “Ghen tuông, nỗi đau và phương thuốc nhà Phật”.

b1.jpg

Mỹ thuật: HS. Nhuận Thường

“Tôi chưa hề “mơ” có ngày nào đó sẽ có dịp đến đất nước của kinh Veda và Rigveda, của trường ca Mahabharata và Ramayana, của Tulsidas và Tagore. Và, nhất là của Gautama Buddha, bậc đạo sư vĩ đại của nhân loại… Nhưng làm sao ghi chép được chút gì gọi - là “có ý nghĩa”, chỉ với 17 ngày vội vàng trên một xứ sở thăm thẳm những chiều sâu huyền nhiệm (!?).” - nhà văn Nguyễn Đông Nhật viết về những cảm xúc sâu lắng về nền văn hóa Tây Trúc qua bài viết “Ấn Độ thoáng qua” trên chuyên mục Văn hóa

Câu chuyện trang bìa kỳ này giới thiệu về Chương trình Chi hội Phật tử tại nhà tù (Prison Sangha) hiện đang phát triển mãnh liệt tại Hoa Kỳ và được Bộ Cải huấn - Quản lý tù hết lòng khen ngợi do giảm thiểu bạo loạn trong trại giam và đồng thời cung cấp giải pháp ổn định tinh thần, khai mở trí tuệ cho tù nhân. Hầu hết các chương trình này do tu sĩ và cư sĩ người Hoa Kỳ sốt sắng tình nguyện. Đạo Phật nhập thế - dấn thân của Tây phương cũng đang có sức hút giới trẻ người Mỹ gốc Á, qua bài viết thực tế cảm xúc của người tham dự, CTV Huyền Lam tại Hoa Kỳ gởi riêng cho Giác Ngộ. Bạn đọc sẽ như thể cùng tác giả dự khán, cảm những giá trị của giáo lý mà Đức Thế Tôn đã dạy trong việc chuyển hóa tâm thức con người, đặc biệt là với đối tượng đặc biệt: tù nhân, qua bài viết “Hương sen nơi chốn ao tù”, cũng trong chuyên mục Văn hóa.

Trên các mục Phật họcSống đạo giới thiệu pháp thoại của HT.Thích Trí Quảng về “Ý nghĩa chữ tu”, suy nghiệm của tác giả Phan Minh Đức về “Niềm vui tịnh lạc”, và chia sẻ của tác giả Diệu Kim qua một chủ đề rất đời thường “Học ra học, chơi ra chơi”.

Câu chuyện Thiên thần quét lá kỳ này có bài “Chuyện ở chùa của chú tiểu” của tác giả Mộc Lan. Thông tin về Linh Ẩn tự - ngôi chùa cổ nổi tiếng Trung Hoa và các tin tức Phật giáo quốc tế đáng chú ý được giới thiệu trên mục Phật giáo nước ngoài kỳ.

Trang Văn nghệ đăng tải truyện ngắn của Chi Nguyên (Nó Thắng), thơ của nhiều tác giả. Trang Xã hội giới thiệu về gương hành đạo của một Sư cô trên một vùng đất đầy khó khăn và công tác thiện nguyện của đạo tràng Nhân Quả.

Những thắc mắc về công phu trong lúc thêu (tạo tác) hình Phật và xuất gia lúc xế chiều là hai vấn đề được bạn đọc gởi tới tòa soạn nhờ quý Thầy trong Tổ Tư vấn tháo gỡ trong chuyên mục Tư vấn kỳ này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày