Đời vẫn đẹp nơi mái nhà An Phúc

GN - Men theo con đường quanh co dưới cái nắng gay gắt ban trưa ở ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, H.Hóc Môn, TP.HCM, tôi có dịp ghé ngang một gian hàng bán những sản phẩm “handmade” khá bắt mắt. Nụ cười thân thiện, không khí vui tươi, hòa đồng là ấn tượng ban đầu của tôi có được khi bước vào gian hàng này. Điều đặc biệt là niềm vui, vẻ lạc quan đó toát ra từ những con người vốn mang trên người những khiếm khuyết, bệnh tật…

Trò chuyện với một số anh chị trong gian hàng, tôi được biết đây là một trong số những gian hàng giới thiệu và bán những sản phẩm của người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam/dioxin của Cơ sở khuyết tật An Phúc, thành lập vào năm 2007, có trụ sở chính tại số 220/9/27 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.21, Q.Bình Thạnh, TP.HCM do ông Trần Hữu Quang - mọi người hay gọi là “bố” Quang làm Giám đốc.

1 PGTT.jpg


Một thành viên Mái nhà An Phúc giới thiệu
sản phẩm làm bằng tay của mình tới khách nước ngoài - Ảnh: An Phúc

Ngoài gian hàng tại huyện Hóc Môn, cơ sở hiện có 3 gian hàng tương tự tại quận Tân Bình, Q.3 và một gian hàng ở tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm được bày bán tại gian hàng hầu hết là do các anh chị tự sáng tạo và làm thủ công, nhưng sản phẩm nào cũng rất tinh xảo và đẹp mắt.

Chưa hết ngạc nhiên vì sự khéo léo diệu kỳ từ đôi bàn tay của những “nghệ nhân” nơi đây, đã tạo ra được những sản phẩm mà có lẽ người lành lặn như tôi cũng chưa chắc gì làm được, tôi lại thêm cảm phục trước những con người này bởi chính tinh thần và thái độ đối với cuộc sống của họ. Rất dễ để nhìn thấy nụ cười trên những khuôn mặt các anh, các chị. Những nụ cười trên những khuôn mặt tuy có méo mó nhưng tôi thấy đó là những nụ cười rất tươi, rất đẹp - những nụ cười biểu hiện cho một cuộc sống giản đơn và vui vẻ.

Anh Thành, một trong những thành viên của cơ sở, người đã nhiệt tình chia sẻ rất nhiều về Mái ấm An Phúc và về những anh chị trong mái ấm cho biết: “Ở đây mọi người sống với nhau như một gia đình, cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ, động viên nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc”. Ngoài mục đích là nuôi dưỡng những trẻ em mồ côi, tạo công ăn việc làm cho những người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, cơ sở cũng chú trọng đến việc giáo dục, hướng mọi người đến với đạo đức, lối sống thấm đẫm tinh thần nhà Phật, giúp họ có thêm nghị lực, trí tuệ để có thể đương đầu với những khó khăn, thử thách. Có thể nói, An Phúc chính là nguồn động lực to lớn đối với họ.

Chị Thúy (sinh năm 1985), người mới vào cơ sở học nghề gần đây cho biết, trước kia khi còn ở nhà chị thường có nhiều suy nghĩ tiêu cực, biết cơ thể mình không được bình thường như bao người khác, chị cảm thấy buồn và khổ sở lắm, chị nghĩ mình là gánh nặng cho gia đình và xã hội, cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa gì hết. Nhưng từ khi được bạn bè giới thiệu và được nhận vào Mái ấm An Phúc, chị cảm thấy cuộc đời mình dường như đã bước sang một trang mới. Bây giờ, chị không còn cảm thấy tự ti hay chán nản gì nữa.

Chị Thúy vui vẻ nói, khi vào đây, chị được cùng sống với những người “đồng cảnh ngộ” nên có gì cũng dễ cảm thông cho nhau. Mấy anh chị nào thạo việc thì chăm lo, chỉ bảo cho mấy em. Cùng nhau sinh hoạt, trò chuyện như những người bạn, người thân của mình, vui lắm. Chị nói thêm, nhờ xa nhà, tự mình lao động kiếm tiền chị mới biết trân quý gia đình, cũng biết sống tiết kiệm hơn, điều mà trước đây chị không hề nghĩ và thực hiện. Chính An Phúc là chỗ dựa tinh thần lớn lao để chị có thể vượt qua những bất hạnh trong cuộc sống. An Phúc như ngôi nhà thứ hai của chị vậy, chị bộc bạch.

Nhìn đã thấy thương mến và khi được trò chuyện với những con người nơi đây tôi càng thêm trân quý họ, trân quý cái hạnh phúc giản đơn ở họ. Mỗi người ở đây đều mang những hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng cũng nhờ ý chí và nghị lực phi thường, họ đã vượt qua những khó khăn, trở ngại để sống như bao người khác. Tuy khuyết tật nhưng ý chí và tinh thần vươn lên của các anh chị thì không thua kém bất cứ ai.

Huỳnh Thị Tú Linh

_____________

* Bài vở cộng tác trang Phật giáo - Tuổi trẻ, mời bạn đọc gửi về địa chỉ: phatgiaovatuoitre@gmail.com. Trân trọng!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

TƯGH thống nhất trong từng sự việc cụ thể sẽ mời các bên liên quan để trao đổi, giải quyết

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng nay, 20-4.
Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.

Thông tin hàng ngày