Đón đọc Giác Ngộ số 644 ra hôm nay 1-6

GNO - Hướng về tuần lễ Vesak lần thứ IX tại Thái Lan trên trang 3 số này có bài viết: Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ IX.

Untitled-1_copy.jpg

Bìa Giác Ngộ số 644 - Mỹ thuật: Hs Nhuận Thường

Nhiều ý kiến của chư tôn đức Tăng Ni về tu chỉnh Hiến chương  với bài: Tu chỉnh Hiến chương: Nhiều đề nghị sửa đổi; Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Quảng Trị lần thứ V.  Ngoài ra còn còn có thông tin Đợt sinh hoạt Giáo hội hướng đến Đại hội Phật giáo toàn quốc.

Số  này, Giác Ngộ giới thiệu PHẬT GIÁO ĐÀ NẴNG: Những điểm nhấn đáng nhớ.  Trang Phật học số này có bài: Hành trình Kailash; Tịnh độ giữa nhân gian,  Pháp sống mang lại hạnh phúc.

Tổ Tư vấn Giác Ngộ cũng trả lời câu hỏi bạn đọc quan tâm, Cần đi chùa thường xuyên hơn

HỎI:

Tôi năm nay 34 tuổi, đứa con duy nhất của tôi đã mất lúc 5 tuổi vì bệnh viêm não, hiện tôi gửi ảnh và cốt của con tại ngôi chùa gần nhà để tiện cho việc thăm viếng thắp nhang thường xuyên. Trước đây, khi còn trong 49 ngày, ngày nào tôi cũng lui tới chùa thắp hương cho con nhưng về sau thì khoảng hai tuần mới đến thăm một lần. Một số người khuyên rằng “con tôi khi mất chỉ mới 5 tuổi nên hiện tại nó vẫn theo tôi” vì thế “không nên đến chùa nơi gửi cốt con tôi vì sẽ không tốt cho tôi, bởi tôi còn phải sinh thêm con nữa”. Sự thật là thế nào, rất mong sự giải thích và hướng dẫn của quý Báo.

(BÙI NGỌC THƠM, mengoc@hotmail.com)

Ngoài ra, các chuyên trang số này như: Văn hóa, Phật giáo nước ngoài, Văn nghệ, Phật giáo tuổi trẻ, xã hội, Giác Ngộ-Bạn đọc...  còn có nhiều bài viết đặc sắc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày