Đức Dalai Lama không tán thành án tử hình

GNO - Cụ thể, Ngài đã yêu cầu lòng thương xót cho trường hợp của người đàn ông bị buộc tội hãm hiếp tàn bạo và giết một nữ sinh viên 23 tuổi hôm 16-12-2012 trên một chiếc xe buýt ở New Delhi.

Duc Dalai Lama.jpg

Đức Dalai Lama tại Liên hoan Văn học DSC Jaipur ở Jaipur- Ảnh: AP

Trong một cuộc thảo luận vào tuần này tại Liên hoan Văn học DSC Jaipur ở Jaipur, Ấn Độ, Đức Dalai Lama đã đề cập đến phiên tòa gây tranh cãi bắt đầu hôm thứ Năm (24-1) tại một thành phố nhộn nhịp của Ấn Độ.

Năm người đàn ông bị xét xử có thể bị treo cổ nếu bị kết tội, theo hãng tin AP. Gia đình của nạn nhân 23 tuổi, người đã qua đời vì vết thương hai tuần sau cuộc tấn công, đã kêu gọi tử hình tất cả các bị can. Tuy nhiên, Đức Dalai Lama, trong thời gian dự Liên hoan tại Jaipur, khi được hỏi về vấn đề này đã tỏ ý không tán thành.

"Tôi không thích bản án tử hình", Ngài nói và bổ sung thêm rằng có nhiều cách để xử lí những kẻ phạm tội.

Tờ The Hindu viết: "Đức Dalai Lama nói rằng thế kỷ 21 thuộc về đối thoại, không đối đầu hay bạo lực".

Đức Dalai Lama là một nhân vật kiên định phản đối án tử hình, vốn mâu thuẫn với triết lý bất bạo động của Phật giáo.

Vào tháng 7-2011, Đức Dalai Lama đã đến Chicago, tại đây ngài đã ca ngợi Thống đốc bang Illinois, Pat Quinn, người đã cho bãi bỏ án tử hình tại bang này.

Vụ án hiếp dâm ở New Delhi đã gây ra tranh luận về hệ thống luật pháp Ấn Độ và sự phẫn nộ của công chúng.

Ban hội thẩm của chính phủ Ấn Độ tuần này đã bác bỏ kêu gọi chấp hành hình phạt tử hình trong trường hợp tấn công tình dục.

Quyết định này của ban hội thẩm không liên quan đến vụ án ở New Delhi, vì các nghi phạm cũng bị cáo buộc thêm tội giết người, một tội có thể dẫn tới án tử hình.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày