Đức Pháp chủ cùng chư tôn đức tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đền Bến Dược và Đền Gia Định

Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, chư vị tiền bối hữu công tại Đền Bến Dược và Đền Gia Định (H.Củ Chi) vào sáng 11-4-Giáp Thìn (18-5-2024) - Ảnh: Bảo Toàn
Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, chư vị tiền bối hữu công tại Đền Bến Dược và Đền Gia Định (H.Củ Chi) vào sáng 11-4-Giáp Thìn (18-5-2024) - Ảnh: Bảo Toàn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng nay, 11-4-Giáp Thìn (18-5-2024), nhân mùa Phật đản Phật lịch 2568, Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã đến dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, chư vị tiền bối hữu công tại Đền Bến Dược và Đền Gia Định (H.Củ Chi).

Tháp tùng Đức Pháp chủ có Hòa thượng Thích Lệ Trang, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, chư tôn đức Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM.

Đức Pháp chủ cùng chư tôn đức dâng hương tưởng niệm

Đức Pháp chủ cùng chư tôn đức dâng hương tưởng niệm

Cùng đi còn có ông Trần Xuân Điền, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP.HCM; ông Dương Văn Duyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Củ Chi; Ban Giám đốc Đền Bến Dược, Đền Gia Định...

Tham dự đoàn còn có chư vị giáo phẩm Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN H.Củ Chi; Thượng toạ Thích An Thường, Uỷ viên Ban Trị sự TP.HCM, Trưởng ban Trị sự Phật giáo H.Củ Chi; chư Tăng Ni thành viên Ban Trị sự, các trú xứ trên địa bàn huyện nhà.

Tại Đền Bến Dược, trước bàn thờ Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng hơn 44 ngàn anh hùng liệt sĩ, Đức Pháp chủ, chư tôn đức và các vị lãnh đạo đã trang trọng dâng hương tưởng niệm anh linh những người đã hy sinh xương máu cho độc lập, tự do của dân tộc.

Hoà thượng Thích Lệ Trang xướng lễ tán thán công đức các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, chư tôn đức đồng tụng thời kinh cầu nguyện, chúc thực và hồi hướng theo truyền thống Phật giáo Việt Nam.

Không gian linh thiêng của chính điện Đền Bến Dược

Không gian linh thiêng của chính điện Đền Bến Dược

Đền Bến Dược, tên gọi đầy đủ là Đền Tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi tọa lạc trong không gian của địa đạo Củ Chi, di tích lịch sử cách mạng gắn liền với 2 cuộc kháng chiến giành độc lập của dân tộc ta. Đền được xây dựng vào năm 1993, khánh thành giai đoạn 1 vào năm 1995.

Đây là đền tưởng niệm lớn nhất Việt Nam, thờ phụng hơn 44 ngàn liệt sĩ, các vị lãnh đạo, các anh hùng lực lượng vũ trang, bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Tiếp đó, Đức Pháp chủ và phái đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm tại Khu Truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, hay còn gọi là Đền Gia Định, là nơi tưởng niệm, phụng thờ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Xứ ủy Nam Bộ, T.Ư Cục miền Nam, Khu ủy, Thành ủy của Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định trước đây.

Tại đền tưởng niệm Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định

Tại đền tưởng niệm Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định

Khu truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định được khánh thành vào năm 2015, thuộc Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, có tổng diện tích 13,5ha bao gồm các hạng mục: Khu đền thờ các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Xứ ủy Nam Bộ, T.Ư Cục miền Nam, Khu ủy, Thành ủy, những người có công lớn với Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định; nhà văn bia; khu hồ sen; khu cảnh quan đặc trưng Đông Nam Bộ; khu cảnh quan đặc trưng Tây Nam Bộ...

Tưởng niệm anh linh những người đã cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc

Tưởng niệm anh linh những người đã cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc

Dịp này, Đức Pháp chủ cũng đã trao tặng 111 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại X.Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi, trong đó có 16 phần quà được trao cho các hộ nghèo và 95 phần quà dành cho các hộ cận nghèo.

Đức Pháp chủ cũng có lời thăm hỏi đầy chân tình đến bà con, động viên và mong mỏi bà con tiếp tục cố gắng vươn lên để có được cuộc sống ấm no, an lành.

Một số hình ảnh ghi nhận:

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày