Dưới mái nhà của Bụt

Giác Ngộ - 1. Chúng tôi trở lại mái nhà của Bụt (tịnh xá Bửu Sơn, xã Ngọc Định, H.Định Quán, tỉnh Đồng Nai) giữa nắng trưa oi bức. Tiếng tụng kinh thời trưa của những đứa trẻ lớn (mới vỡ giọng) như xua đuổi nhau, chẳng ấm cũng chẳng vang như vốn có.

Âm thanh ấy như hối hả bởi tâm trạng của những đứa trẻ đang ở bên ngoài cánh cổng. Nơi đó có những người quen mà em mong đợi.

Chúng tôi bồi hồi khi trở lại nơi này, ở đó có 40 em nhỏ là những đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi được Sư cô Diệu Xinh, phó trụ trì tịnh xá Bửu Sơn cưu mang và lớn lên với tình thương bao la của người mẹ. Tất cả những đứa trẻ ở đây đều gọi Sư cô An Diệu là sư phụ, sư phụ đã đi du học tại Trung Quốc nên hiện nay tất cả việc lớn việc nhỏ đều do Sư cô Diệu Xinh và Sư bác An Quý chăm lo. Những ngày này, các em được nghỉ hè nên mái nhà của Bụt càng thêm rộn ràng bởi những âm thanh của những trò tinh nghịch.

cuaphat-1.jpg

Bác sĩ khám và trị bệnh cho các bé

2. Hai em bé sinh đôi thuở trước, khi chúng tôi đến thăm hãy còn nằm trên giường yếu ớt vì mới bị mẹ bởi rơi, rồi được sư phụ mang về từ Sóc Trăng. Giờ này em đã lớn, đã được hai tuổi rồi và miệng lúc nào cũng mỉm cười. Sư cô Diệu Xinh nói nuôi hai đứa nó cực khổ lắm, bây giờ được lớn vầy là mừng. Còn hai anh em sinh đôi: Bầu và Tỏn bây giờ thật xinh xắn, lanh lẹ và khỏe mạnh. Hai bé cứ đeo bám theo Sư bác An Quý, thành ra làm gì Sư bác cũng phải để tâm trông chừng. Sư bác An Quý cho biết mẹ nó có hoàn cảnh đặc biệt nên khi mang bầu mới năm tháng đã làm giấy cho con. Các Sư cô ở chùa phải túc trực lo cho mẹ của bé, lo cho bé từ trong bụng mẹ, rồi đưa đến bệnh viện sinh. Sinh xong thì mẹ đằng mẹ còn hai con đằng con, mình chứng kiến từ đầu như vậy nên càng thương tụi nhỏ hơn. Cô "công chúa" nhỏ tuổi nhất mới có 3 tháng và là cô bé duy nhất trong 40 anh trai ở chùa. Có nước da trắng trẻo, xinh xắn lại hay cười nên được cả nhà thương yêu lắm. Đặc biệt là mấy chục "ông" anh cứ theo quậy phá, nhiều lúc cô công chúa nổi cáu nên mè nheo hoài. Cô công chúa cũng cùng chung số phận với các anh, bé bị bỏ rơi trước cổng chùa khi còn đỏ hỏn. Sư cô Diệu Xinh phát hiện và bế vào chùa trong tình trạng tím tái. Sư cô Diệu Xinh nói, chẳng biết thế nào mà thành thói quen, cứ khuya trước khi đi ngủ Sư cô đi một vòng quanh chùa và một vòng nữa vào lúc sáng sớm, lỡ đâu có đứa trẻ sơ sinh nằm lẻ loi ở đó một mình.

3. Ở mái nhà Bửu Sơn này, những đứa trẻ bị bỏ rơi vài trường hợp có giấy khai sinh còn lại đều mang họ của Sư cô Diệu Xinh. Riêng những đứa trẻ sinh đôi lại có một cách đặt tên rất ngộ nghĩnh, ngoài tên "ở nhà" thì đặt hai tên khác nhau khi nào lớn thì hai đứa tự chọn tên cho mình. Cặp song sinh một tuổi Trần Quốc Hảo, Trần Quốc Hòa mới 1 tuổi, được mang họ Sư cô nhưng hai tên đó khi nào hai đứa sẽ tự chọn tên cho mình. Bầu và Tỏn lúc nhỏ rất khó nuôi nên có cái tên rất ngộ nghĩnh, ai nghe cũng thắc mắc nhưng tên trong giấy khai sinh của em là Trần Thiện Hùng và Thiện Bảo. Sư bác nói hai đứa bây giờ đã đi học mẫu giáo, biết hát khá nhiều bài và rất ngoan. Hai đứa cũng tự nhận tên mình chứ sư phụ không đặt riêng cho mỗi đứa, bé Tỏn tự nhận: "con là Thiện Bảo, còn đằng ấy là Thiện Hùng".

4. Sư bác An Quý còn trẻ, tốt nghiệp khoa Hán Nôm, Trường ĐH KHXH & NV, tốt nghiệp khóa VI HVPGVN tại TP.HCM, có thời ôm mộng đi du học bởi nghĩ đến công đèn sách của mình. Nhưng rồi, mấy chục đứa trẻ không ai trông nom đã níu Sư cô ở lại với những đêm dài thức trắng bên những đứa trẻ. Sư cô nói, bây giờ những đứa trẻ đã lớn nhiều có thể tự chăm sóc mình nên đỡ vất vả hơn. Hiện giờ chỉ có 4 đứa nhỏ còn đang bú và mới tập ăn dặm nên mỗi đêm cũng phải thức để canh cho tụi nhỏ bú sữa. "Mỗi đêm như vậy tụi nhỏ bú sơ sơ có… 12 bình thôi, nên mình phải giật mình thức đến 12 lần, cộng lại cả đêm thức trắng". Sư cô nói vui. Tình thương yêu đối với những đứa trẻ đã vượt lên trên những khó khăn vất vả hàng ngày. Và, dù vất vả nhưng các Sư cô cảm thấy mình được nhận rất nhiều.

cuaphat-2.jpg

Hai anh em song sinh Thiện Bảo, Thiện Hùng

5. Tịnh xá Bửu Sơn đã cưu mang những đứa trẻ bị bỏ rơi từ hơn hai chục năm qua, hiện nay có những đứa trẻ lớn đã được học tập và trở về tịnh xá chăm lo công tác từ thiện. Sư cô An Quý cho biết: "cũng có vài đứa trẻ được cha mẹ hoặc ông bà đón về đoàn tụ gia đình, nhưng như có hạt giống Bồ đề đã được gieo trồng từ trước những đứa trẻ cứ nhớ chùa, nhớ anh nhớ em. Mình nghĩ cho các em trở về nhà sống trong tình thương của gia đình thì tốt hơn, có cha mẹ bù đắp cho những ngày bị bỏ quên". Mái nhà của Bụt có ấm tình đến mấy thì vẫn không thể là mái ấm của cha mẹ mình. Chính vì lẽ đó, Sư cô Diệu Xinh mong rằng có nhiều cha mẹ của các em nhận ra máu mủ thâm tình mà nhận con về để chúng khỏi thấy tủi thân khi chúng lớn lên.

6. Mái ấm đơn sơ của tịnh xá Bửu Sơn giờ đã khang trang hơn nhiều, bởi các em đã có một mái ấm thật sự. Nếu như trước đây phòng ở các em còn tạm bợ thì hiện nay trong nỗ lực của mình TT trụ trì Thích Giác Dũng đã cho xây dựng nhiều phòng mới. Có chỗ dành riêng cho các em đã lớn và trẻ sơ sinh. Để xoay trở cho chi phí của mái ấm, tịnh xá còn phải nhờ đến mạnh thường quân giúp đỡ vì các em đang độ tuổi ăn học. Và tịnh xá cũng có rất nhiều khoản chi cho công tác từ thiện tại trú xứ như Phòng thuốc Nam từ thiện mỗi tuần có khoảng 400 bệnh nhân, bữa cơm cho bệnh nhân ở xa, lớp học tình thương cho con em các gia đình nghèo… mỗi tháng hàng chục triệu đồng. Sư cô Diệu Xinh cho biết, nhiều khi túng quá phải nợ Phật tử tiền thuốc từ từ mới trả. Vì một mái ấm hạnh phúc cho những đứa trẻ mồ côi, chúng tôi mong rằng tịnh xá rất cần nhiều bàn tay chung sức, sự hỗ trợ của các mạnh thường quân gần xa…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày