“Duyên Sen” tháng Bảy

Giác Ngộ - Nhiếp ảnh gia Trần Bích đến với Huế lần thứ nhất qua triển lãm Duyên Sen năm 2010 trong dịp Festival Huế. Lần đó du khách đã vô cùng ngạc nhiên và thú vị vì được chiêm ngưỡng những tác phẩm đầy tính nhân văn và sáng tạo.
Hoa sen biểu trưng cho nét đẹp cao quý và tinh khiết nhưng sen sống chan hòa trong đời sống thường nhật một cách dung dị. Sen gần gũi với mọi người, ai cũng biết, ai cũng thấy. Đã có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật về sen làm bằng nhiều chất liệu khác nhau và nhất là tranh ảnh về sen thì nhiều vô kể, thế nhưng tác giả Trần Bích vẫn có những góc nhìn lạ làm xao xuyến lòng người thưởng lãm.

3.jpg

Sen của Trần Bích

Trước hôm rằm tháng Tư năm nay, một số Phật tử đã lên tháp Tổ Liễu Quán chăm lại hồ sen. Hôm ấy bỗng nhớ đến anh Trần Bích, khi nào sen ở đây nở báo tin để anh Trần Bích ghi hình. Không thiếu người chụp ảnh nhưng không có nhiều người mê sen như anh Trần Bích.  Không ngờ mùa Vu lan này anh lại đến với Huế và vẫn trung thành với chủ đề Duyên Sen. Hình như cái duyên của sen thì vô tận. 

Mỗi người, mỗi lúc, mỗi nơi đều cảm nhận vẻ đẹp của sen khác nhau. Mà không hẳn chỉ có hoa sen mới đẹp, lá sen cũng có cái duyên riêng và cả không gian hồ sen cũng đẹp vậy. Mùa sen năm nay nở muộn làm cho cả thành phố Huế nín thở trông chờ sen nở. Sen nở vào mùa Vu lan! 

Nhiếp ảnh gia Trần Bích đã góp thêm cho Huế một không gian sen, không gian triển lãm Duyên Sen tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế.


4.jpg


1.jpg

2.jpg

Duyên sen - Ảnh: Trần Bích


Với 60 bức ảnh khổ 60x90cm được in trên gỗ phủ keo bóng sang trọng đã làm tôn vẻ đẹp thanh khiết của từng cánh sen, của từng mảng màu sáng tối, đậm nhạt. Sự  tương phản trong từng tác phẩm của Trần Bích làm cho người xem không khỏi bâng khuâng về kiếp nhân sinh, về lẽ biến hóa sanh -trụ -dị- diệt của vạn vật. 

Khi nhìn lá sen già vàng úa, queo quắt bên cạnh những lá sen non đang ôm ấp một chồi hoa vừa mới vươn lên khỏi mặt nước, ai không khỏi rung động nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Sự tinh tế của tác giả xuất phát từ cái tâm mà có. Tác giả khai thác góc nhìn về những lá sen khô cháy, những cành sen héo úa hay những cánh hoa tàn đã làm cho tác phẩm có chiều sâu, lạ mà rất chơn chất, đời thường. 

Ở đâu có sen thì Trần Bích lặn lội đến nên đề tài rất phong phú. Sen từ Bắc chí Nam đều có xuất hiện trong các tác phẩm của Trần Bích. Ngay cả “sen tịnh đế” của vùng Bắc Ninh cũng đã được nâng lên thành tác phẩm nghệ thuật để ai đó phải bâng khuâng:

“Bao giờ cho được đủ đôi,
Như sen tịnh đế một chồi hai hoa”.
5.jpg


Cũng như nhiều người cầm máy, ban đầu Trần Bích đến với nhiếp ảnh rất nghiệp dư nhưng anh đã làm việc rất nghiêm túc để có được trình độ nghệ thuật và kỹ thuật của một người cầm máy chuyên nghiệp. Trong 2 năm với 10 cuộc triển lãm như vậy là quá dày đặc. 

Cường độ làm việc và cả kinh phí tổ chức rất lớn, không dễ mấy ai có tâm và duyên làm được như  vậy. Những phòng triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia Trần Bích từ thành phố Hồ Chí Minh đến  Pleiku, Cà Mau, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa trên toàn quốc đồng thời đã đem lại một nguồn tài chính khá lớn đóng góp cho các quỹ từ thiện từ số ảnh bán được.

Cũng có thể có vài điểm người xem chưa đồng tình với tác giả trong từng chi tiết của một vài tác phẩm nhưng đó là phần quá nhỏ so với những giá trị nghệ thuật đã đạt được. Các phòng triển lãm Duyên Sen hứa hẹn sẽ được mở cửa nhiều nơi và cũng từ đó hương sen sẽ còn làm ngất ngây bao người thưởng ngoạn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

 Thiết kế: Phước Toàn

Thêm các mẫu thiết kế để thay đổi avatar Kính mừng Phật đản Phật lịch 2568

GNO - Nhằm lan tỏa niềm vui của người con Phật đến với mọi người trong mùa Phật đản Phật lịch 2568, mới đây, Đại đức Thích Phước Toàn (chùa Vạn Phước, tỉnh Bến Tre) đã chia sẻ các thiết kế của mình về Phât đản để Tăng Ni và Phật tử có nhiều sự lựa thay đổi ảnh đại diện trên các nền tảng mạng xã hội. 
Đức Pháp chủ khích lệ Phật tử các dân tộc tại tỉnh Điện Biên

Đức Pháp chủ GHPGVN thăm các cựu chiến binh Điện Biên Phủ và đồng bào dân tộc tại tỉnh Điện Biên

GNO - Hôm nay, 9-5, Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã quang lâm tỉnh Điện Biên. Nhân dịp này, ngài đã gặp gỡ, thăm hỏi và tặng quà đến các cựu chiến binh là chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ hiện cư trú trên địa bàn TP.Điên Biên Phủ.
Đức Phật thuyết pháp - Tranh PGNN

Vì sao Đức Phật còn tóc mà chư Tăng thì không?

GNO - Đức Phật Thích Ca, sau khi vượt thành Ca-tì-la-vệ, Ngài đã xuống tóc xuất gia. Đến khi đắc đạo, hóa độ đệ tử, thành lập Tăng đoàn, Thế Tôn và các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đều bỏ râu tóc, nói một cách dân dã là đều mang hình tướng “đầu tròn, áo vuông”.

Thông tin hàng ngày