Giá trị của việc từ bỏ mọi giả định

Cô Barbara O'Brien
Cô Barbara O'Brien
Xin giới thiệu đến độc giả bài viết về sự từ bỏ mọi giả định (để Phật giáo hiển lộ trong văn hóa phương Tây) của một blogger đam mê tu thiền - cô Barbara O'Brien. Bài viết này đã được đăng trên Tạp chí Guardian và nhận được 15 lời bình luận đồng tình, tán dương.

Barbara O'Brien là một nhà báo, một blogger nổi tiếng (http://www.mahablog.com) và là một nhân vật cánh tả trong các cuộc tranh luận. Khởi đầu từ con đường tâm linh Tin Lành giáo, cô đã từ bỏ con đường này và khám phá nhiều truyền thống tôn giáo - triết học khác nhau, đến cuối những năm 1980 thì chính thức trở thành một thiền sinh Phật giáo. Tốt nghiệp cử nhân báo chí tại Trường Đại học Missouri, O'Brien hiện đang biên tập và tham gia viết bài cho chuyên mục Phật giáo trên trang web about.com và là thành viên của Trung tâm thiền Empty Hand Zen, New York.

O'Brien từng xuất bản cuốn sách Diễn thuyết về chính trị Mỹ trên blog trong quốc gia kỹ thuật số (Blogging America Political Discourse in a Digital Nation) để bàn về những thay đổi về văn hóa chính trị mà blog tạo ra. Cô ủng hộ mạnh mẽ việc viết blog, xem đó là sức mạnh của thế giới truyền thông, cũng như luôn phản đối cuộc chiến tranh Iraq .

Henry Steel Olcott, TW Rhys Davids và những nhà nghiên cứu Phật học thế kỷ XIX khác đã đến Á châu, nơi đầy ắp những học thuyết duy tâm phương Đông với trí tuệ siêu việt của người Á đông cổ đại.

Và, họ tìm kiếm khắp nơi, rồi kết luận rằng, cư dân Á châu, cũng như chính họ - những người không hiểu đúng giá trị thực của Phật giáo - quá vô minh. Olcott đã tự mình nhận lãnh trách nhiệm giảng giải Phật giáo cho xứ Sinhalese ( Sri Lanka ), ấn hành các sách Phật pháp vấn đáp và tổ chức các trường Phật học ngày Chủ nhật.

Cả hai ông, Rhys Davids và Olcott, đã có những đóng góp hết sức quan trọng cho sự hiểu biết Phật pháp ở phương Tây, và tôi hiểu rằng, người Sri Lanka đến nay vẫn còn tôn vinh công đức của Olcott. Chúng ta có thể xóa bỏ thái độ của người phương Tây trong thế kỷ XIX về một Phật giáo không thực của người Á châu, như sự kém cỏi đầy ngây thơ của thời kỳ Victoria . Tuy nhiên, người phương Tây vẫn muốn tiếp tục bảo vệ Phật giáo cổ, bảo vệ các tín đồ Phật giáo mê tín, những người (mà họ cho rằng) đang góp phần làm vấy bẩn triết lý chân thực của đạo Phật với sự cầu nguyện, thờ cúng, thành kính, dâng hương hay các hình thức lễ nghi tôn giáo khác.

Tinh thần đế quốc chủ nghĩa sống đến hôm nay trong các tác giả có sách bán chạy nhất, chẳng hạn nhà vô thần Sam Harris. Trong một bài tiểu luận có tựa đề Giết Phật (Killing the Buddha), Harris viết: “Trí tuệ của Đức Phật đang bị trói chặt trong tôn giáo Phật giáo”. Giống như những nhà Phật học thời kỳ Victoria, Harris dường như bị lú lẫn với cái ý tưởng của mình về một Phật giáo “đích thực” rằng, không cần bóng dáng chiếc y nâu sẫm của các nhà sư Á châu cũng có thể hiểu được giá trị đích thực của Phật giáo.

Là một người Phật tử viết về đạo Phật, hàng ngày tôi gặp rất nhiều tín đồ Phật giáo nhiệt thành, những người tuyên bố một cách đầy tự tin rằng Phật giáo là một nền triết học phi thường, hay Phật giáo là khoa học, chẳng phải là tôn giáo. Và, họ hiểu như thế vì họ đọc rất nhiều sách về vấn đề đó. Nhưng hầu hết những cuốn sách này đều do những người dành nhiều năm cho việc cầu nguyện, thờ tự, kính lễ, lo việc nhang đèn,… viết nên.

Trong khi đó, người phương Tây lại tranh luận có phải Phật giáo ở phương Tây là một Phật giáo đích thực không? Hay thậm chí họ tranh luận Phật giáo đích thực có thể tồn tại được trong môi trường văn hóa phương Tây chăng? Phật giáo ở phương Tây chẳng phải là chiếc y nâu sẫm trong tương quan với chiếc blue trắng, hay với tất cả các lĩnh vực văn hóa. Vấn đề ở đây là liệu chúng ta có thể chấp nhận Phật giáo với những điều kiện của nó chứ không phải của chúng ta?

Người phương Tây có phần trễ nải để nhận ra rằng có những giá trị trong đạo Phật mà họ có thể cùng chọn lựa để tự bàn luận, từ việc nâng tầm hiểu biết của con người đến việc tự mở mang trí tuệ của mỗi cá nhân. Thế nhưng, sức mạnh của việc tu tập theo đạo Phật đến từ năng lực của chính mình để đập tan những nghi ngờ, phá bỏ những giới hạn và thói quen tư duy của chúng ta. Ngay từ đầu, chúng ta muốn Phật giáo phải phù hợp với những thói quen giả định và tư duy của mình, nên nó không phải là vấn đề chúng ta mặc quần jean hay tăng phục. Nó sẽ là vấn đề thực.

Quyết tâm mạnh nhất của chúng ta lâu nay, khi đi tìm phương pháp tu tập của người Á châu cổ, để đưa những định nghĩa về “triết học” hay “tôn giáo” vào văn hóa phương Tây, là việc từ chối Phật giáo “đích thực”. Kiểu đóng gói khái niệm là một trong những thói quen mà đạo Phật đã cảnh báo chúng ta. Chúng ta không từ bỏ mà sử dụng những khái niệm có sẵn về mình và về thế giới xung quanh để xác định và giải thích những gì chúng ta học hỏi và tiếp nhận được. Một trong những chức năng của tu tập theo Phật giáo là phải quét sạch tất cả mọi sự giả tạo chất đầy các ngăn chứa trong đầu óc của mình để chúng ta có thể nhìn thấy thế giới này như chính nó.

Khoảng 2.000 năm trước, khi Phật giáo truyền bá qua các nền văn hóa khác đã vấp phải sự va chạm, điển hình là trên con đường đến Trung Hoa. Chiếc y truyền thống của Phật giáo là tấm vải đắp quanh mình với cánh tay và vai phải để trần. Thế nhưng, vì tính nhạy cảm, văn hóa Trung Hoa yêu cầu phải ăn mặc kín đáo trước đám đông. Rốt cuộc, vì có quá nhiều lời than phiền về vấn đề đó, các vị Tăng sĩ Trung Hoa đã mặc áo có cánh tay rộng theo kiểu áo của Đạo giáo (áo hậu). Khi xuất hiện trong các trường hợp nghiêm túc hay trong nghi lễ, họ sẽ đắp thêm chiếc y để lộ một bên vai áo hậu với cánh tay dài rộng như chúng ta thường thấy hiện nay ở các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc (và Việt Nam ).

Tương tự như thế, Phật giáo sẽ tìm mọi phương pháp để biểu lộ mình một cách đích thực trong văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, để tiếp cận được với Phật giáo đích thực, đầu tiên, bạn phải trút sạch bầu nước nghi ngờ và kỳ vọng trong mình. Và, nếu gặp Đức Phật trên đường, hãy sẵn sàng “giết” Ngài - nghĩa là “giết” tất cả mọi quan niệm (trước đây) về Ngài. Đừng thay đổi quan niệm về Đức Phật bằng một quan niệm khác mà bạn thấy thích hơn. 

(Theo Barbara O'Brien, The Guardian ( UK ), 29-7-2009)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày