Giác Ngộ số 1078: Xã hội cần gì ở Phật giáo?

GNO - Là câu hỏi nhà báo Diệu Nghiêm đặt ra trên trang Xã luận số này, trước nhu cầu từ thực tế cuộc sống của bạn đọc “… có khóa tu thiền định nào tổ chức định kỳ hay không? Muốn cho con trẻ vào các trường mầm non Phật giáo, thì gửi ở đâu? Có nơi nào hướng dẫn cho họ học và hiểu các lễ nghi của đạo Phật để thực hành tín ngưỡng cho đúng hay không?”

Bia 1.jpg

Bìa Báo Giác Ngộ số 1078 - Mỹ thuật: HS.Nhuận Thường

Tác giả khẳng định, “trả lời được câu hỏi này mới có thể phát huy tinh thần nhập thế vốn có của Phật giáo Việt Nam một cách căn bản và phù hợp thời đại, để đạo Phật thực sự hội nhập với xã hội một cách toàn diện, điều chỉnh và khuyến khích chương trình hoạt động một cách hiệu quả, hiến tặng cho đời những gì cần thiết với thế mạnh của một tôn giáo không bị ràng buộc bởi giáo điều”. Mời bạn đọc xem toàn bài trên Trang 3.

Hướng đến Kỷ niệm 45 năm ngày Báo Giác Ngộ ra số đầu tiên (1-1-1976 – 1-1-2021), từ góc độ cộng tác viên và bạn đọc của báo nhiều năm qua, TT.Thích Đồng Thành - UV HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Bình Định, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Hiệu trưởng Trường TCPH Bình Định có nhiều chia sẻ và hiến kế cho Báo qua bài viết “Học hỏi kinh nghiệm & ứng dụng hoằng pháp từ việc đọc Giác Ngộ”.

- Trang Phật học: Mối liên hệ khắng khít của nhiều đời trước & đời này, bài giảng của Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng tại chùa Huê Nghiêm (TP.HCM); Suy tư và nhận biết (Hoàng Nguyên).

- Suy nghiệm lời Phật: Đối luận về Phật pháp cốt để an lạc (Quảng Tánh); Cải tạo mình (Nguyễn Nguyên An).

- Trang Văn hóa số này cùng bạn đọc đến thăm Tu viện Vĩnh Nghiêm - tọa lạc tại P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM. Sau hơn 10 năm thi công, tu viện Vĩnh Nghiêm đã hoàn thiện, với kiến trúc độc đáo hoàn toàn do bàn tay người thợ Việt Nam thực hiện. Nơi đây cũng sẽ là cơ sở đào tạo khoa Luật thuộc Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM vừa được thành lập.

- Trang Tuổi trẻ: Chiến đấu đến cùng để bảo vệ con - câu chuyện xúc động được bạn đọc Diệp Linh chia sẻ.

- Trang Quốc tế: Anh quốc: Bảo tồn bản kinh Pháp hoa cổ trên giấy (Trần Trọng Hiếu).

- Trang Sáng tác với tạp bút “Mưa mùa đông…” của Phong Trần, “Ếch ngồi đáy giếng” của Như Mây.

- Thắc mắc về Xuất xứ và ý nghĩa của cây phất trần của bạn đọc Nguyên Minh sẽ được Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ chia sẻ trong số này.

- Trang Xã hội: “Người vác tù và” trên những cung đường (Thân Thiện - Nhuận Nghiêm).

Cùng nhiều tin tức cập nhật trên trang Thời sự.

Kính mời bạn đọc đón theo dõi Báo Giác Ngộ số 1078, phát hành vào thứ Sáu, ngày 27-11.

Giác Ngộ online

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày