Giác Ngộ số 615: Tiếp tục câu chuyện 30 năm GHPGVN

GNO - Đó là câu chuyện về 30 năm, nhìn lạiĐôi điều trăn trở… và Nhiệt tâm xây dựng Phật giáo thành phố ngày càng phát triển đăng trên trang 3 và các trang từ 10 đến 15 của số báo này.

Chư tôn đức Tăng Ni lãnh đạo Giáo hội, có nhiều tâm tư, trăn trở với Phật giáo, với công tác giáo dục, hoằng pháp… tiếp tục có những góp ý, chia sẻ hầu mong Giáo hội bước vào tuổi mới cũng như nhiệm kỳ mới sẽ có nhiều bước tiến xứng tầm với tiềm năng, với lịch sử Phật giáo hàng ngàn năm…

b1_615.jpg

Bìa Giác Ngộ số 615 - Thiết kế: Nhuận Thường

Bên cạnh đó, trên trang Thời sự số này, Giác Ngộ tường thuật Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN từ Hà Nội và các địa phương.

Những búp sen hồng Tuệ Uyển; Văn hóa… điện thoại! là hai bài viết trên trang Xã hội. Một bài ghi nhận mô hình Trường Mầm non do nhà chùa mở, cụ thể là chùa Bước Chân Tuệ Uyển (H.Tân Thành, BR-VT) và một bài sổ tay nói về ý thức sử dụng điện thoại nơi công cộng của Phật tử còn nhiều điều đáng nói!

Đức Đạt Lai Lạt Ma đến hoằng pháp và chia sẻ với người dân Nhật Bản, bài tổng hợp của Minh Nguyên ghi nhận những chia sẻ của Ngài với tín đồ Phật tử Nhật Bản, đặc biệt là về tinh thần Nhật Bản sau trận động đất, sóng thần hôm 11-3 năm nay.

… Còn chồi nẩy cây, loạt bài khởi đăng trên trang Phật giáo-Tuổi Trẻ với kỳ đầu Ánh sáng từ ước mơ được nuôi cha mẹ. Bạn đọc sẽ được làm quen với một gương mặt vượt lên nghịch cảnh là Nguyễn Thanh Bằng, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Long An, tỉnh Long An cùng những chia sẻ xúc động của em.

Bồ tát Chuẩn-đề có những hạnh nguyện nào? Phật Mẫu là gì? Có liên hệ với tín ngưỡng Địa mẫu trong dân gian không? Những thắc mắc ấy của bạn đọc sẽ được Tổ tư vấn Giác Ngộ trả lời trên trang 27.

Ngoài ra, còn nhiều tin, bài hấp dẫn khác. Kính mời bạn đọc đón theo dõi.

Báo ra vào ngày 12-11.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày