Giáo hội điều chỉnh chủ đề chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam

Thượng tọa Thích Đức Thiện công bố thông tin với báo giới về Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 do GHPGVN đăng cai tổ chức tại TP.HCM - Ảnh: Quảng Đạo
Thượng tọa Thích Đức Thiện công bố thông tin với báo giới về Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 do GHPGVN đăng cai tổ chức tại TP.HCM - Ảnh: Quảng Đạo
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Thông tin từ Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) cho Báo Giác Ngộ biết, hôm nay, 10-10-2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự đã ký công văn điều chỉnh từ ngữ trong chủ đề hội thảo tại Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025.

Theo đó, Công văn số 314/HĐTS-VP1, gửi Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) TP.HCM cho biết: Ngày 30-9-2024, Hội đồng Trị sự GHPGVN có thông báo về kết quả Phiên họp thứ nhất giữa Hội đồng Trị sự GHPGVN và Ủy ban Tổ chức Quốc tế (ICDV), diễn ra ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (cơ sở Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh, TP.HCM), thống nhất các nội dung của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, trong đó có chủ đề của Đại lễ.

Hòa thượng Chủ tịch ICDV chia sẻ với báo giới về Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc - Ảnh: Quảng Đạo

Hòa thượng Chủ tịch ICDV chia sẻ với báo giới về Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc - Ảnh: Quảng Đạo

Sau khi tiếp thu ý kiến về việc sử dụng từ ngữ tiếng Anh và biên dịch sang tiếng Việt, Hội đồng Trị sự GHPGVN xin điều chỉnh và chính thức sử dụng tên của chủ đề chính và các chủ đề phụ của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 như sau:

Chủ đề chính:

Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững” (Unity and Inclusivity for Human Dignity: Buddhist Insights for World Peace and Sustainable Development).

Các chủ đề phụ:

(1) Nuôi dưỡng bình an nội tâm vì Hòa bình thế giới (Cultivating Inner Peace for World Peace);

(2) Tha thứ và chữa lành bằng Chánh niệm: Con đường hòa giải (Forgiveness Mindful Healing: A Path to Reconciliation);

(3) Từ bi Phật giáo trong hành động: Trách nhiệm chung vì sự phát triển con người (Buddhist Compassion in Action: Shared Responsibility for Human Development);

(4) Chánh niệm trong giáo dục vì tương lai nhân ái và bền vững (Mindfulness in Education for a Compassionate and Sustainable Future);

(5) Thúc đẩy đoàn kết: Nỗ lực hợp tác vì hòa hợp toàn cầu (Fostering Unity: Collaborative Efforts for Global Harmony).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Buông xả tham chấp để chế tác sự bình an

GNO - Trong những lúc khó khăn, hoạn nạn và đầy rẫy sự bất an như thế này, tự nhiên chúng ta muốn cống hiến, muốn cho đi nhiều hơn một chút những gì thuộc về bản thân mình để giúp đỡ và hỗ trợ người khác.
Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Thờ Phật Dược Sư

GNO - Tôi thấy trong kinh Dược Sư, Đức Phật dạy: “Nếu có người nào cúng dường cầu phước, thì trước phải tạo bảy pho tượng của Phật Dược Sư để trên tòa cao...”. Vậy gia đình tôi thờ một tượng có được không? Công đức tu tập có như thờ bảy tượng Phật Dược Sư không?

Thông tin hàng ngày