Giáo hội TP.HCM phổ biến kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2563 tại Việt Nam Quốc Tự
Đại lễ Phật đản Phật lịch 2563 tại Việt Nam Quốc Tự
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đệ nhất Phó Pháp chủ, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM ấn ký, ban hành Kế hoạch số 170/KH-BTS, ngày 20-4-2021 về tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 tại TP.HCM.

Theo đó, căn cứ Thông bạch số 69/TB-HĐTS, ngày 1-4-2021, của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2561 tại các tỉnh, thành trong cả nước; Thực hiện tinh thần phiên họp, ngày 19-4-2021, của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM về việc triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2561 tại TP.HCM, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM xây dựng kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2565 cụ thể như sau:

I. Ban Chứng minh

Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó Pháp chủ HĐCM; Hòa thượng Thích Hiển Tu, Phó Pháp chủ HĐCM; Hòa thượng Thích Giác Tường, Ủy viên Thường trực HĐCM; Hòa thượng Thích Viên Minh, Ủy viên Thường trực HĐCM; Hòa thượng Thích Như Niệm, Ủy viên Thường trực HĐCM; Hòa thượng Thích Từ Thông, Thành viên HĐCM; Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Thành viên HĐCM; Hòa thượng Thích Như Tín, Thành viên HĐCM, Hòa thượng Thích Minh Chơn, Thành viên HĐCM; Hòa thượng Thích Giác Hà, Thành viên HĐCM; Hòa thượng Thích Thanh Sơn, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM.

II. Ban Tổ chức

Trưởng ban: Hòa thượng Thích Trí Quảng; Các Phó ban: Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Hòa thượng Thích Minh Thông, Hòa thượng Thích Thiện Đức, Hòa thượng Thích Huệ Văn, Hòa thượng Thích Lệ Trang, Thượng tọa Thích Thanh Phong, Thượng tọa Thích Thiện Quý, Ni trưởng Thích nữ Như Xuân.

Ban Thư ký: Thượng tọa Thích Thiện Quý, Thượng tọa Thích Quang Thạnh, Đại đức Thích Trung Nguyện Các Ủy viên: Hòa thượng Thích Chơn Không, Hòa thượng Thích Minh Giác, Hòa thượng Thích Hiển Đức, Hòa thượng Thích Nhựt Hỷ, Hòa thượng Thích Giác Pháp, Hòa thượng Thích Danh Lung, Thượng tọa Thích Huệ Công, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Thượng tọa Thích Trí Chơn, Thượng tọa Thích Tâm Hải, Thượng tọa Thích Giác Trí, Thượng tọa Thích Truyền Cường, Thượng tọa Thích Giác Hiệp, Ni trưởng Thích nữ Như Thảo, Ni sư Thích nữ Tín Liên, Ni sư Thích nữ Như Hòa; Chư tôn đức Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN 24 quận huyện.

Tài chánh: Hòa thượng Thích Huệ Văn, Ni sư Thích Nữ Như Nguyệt (PV), Sư cô Thích nữ Như Hòa.

III. Các Tiểu ban

1. Tiểu ban nội dung:

Hòa thượng Thích Lệ Trang, Thượng tọa Thích Thiện Quý, Thượng tọa Thích Quang Thạnh, Đại đức Thích Trung Nguyện.

2. Tiểu ban tiếp tân:

Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Hòa thượng Thích Thiện Đức, Thượng tọa Thích Thanh Phong, Hòa thượng Thích Giác Pháp, Hòa thượng Thích Chơn Không, Hòa thượng Thích Hiển Đức, Hòa thượng Thích Nhựt Hỷ, Ni trưởng Thích nữ Như Thảo, Ni sư Thích nữ Tín Liên.

3. Tiểu ban trần thiết:

Thượng tọa Thích Thanh Phong, Thượng tọa Thích Quang Thạnh, Thượng tọa Thích Nhật Thiện, Thượng tọa Thích Từ Trí, Đại đức Thích Hải Đạt, Đại đức Thích Minh Bảo, Đại đức Thích Trí Đức, Đại đức Thích Nhuận Hạnh, Đại đức Thích Minh Nhân; Chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN quận 10; Chư Tăng Việt Nam Quốc Tự.

4. Tiểu ban Nghi lễ:

Hòa thượng Thích Lệ Trang, Thượng tọa Thích Quảng Chơn, Chư tôn đức Ban Nghi lễ GHPGVN TP.HCM.

5. Tiểu ban xướng ngôn:

Thượng tọa Thích Trí Chơn, Đại đức Thích Trí Đức, Đại đức Thích Thiện Châu.

6. Tiểu ban văn nghệ, triển lãm, hội chợ văn hóa ẩm thực:

Thượng tọa Thích Trí Chơn; Chư tôn đức Ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM.

Lưu ý: Ban Văn hóa GHPGVN Thành phố xây dựng kế hoạch chi tiết việc tổ chức các tiết mục văn hóa cúng dường Tuần lễ Phật đản và Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7-11-1981 - 7-11-2021), trình Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Thành phố xét duyệt trước khi thực hiện.

7. Tiểu ban Thông tin - Truyền thông, báo đài:

Thượng tọa Thích Tâm Hải, chư tôn đức Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM, Cộng tác viên Phật sự Online và báo Giác Ngộ.

Lưu ý: Trưởng ban TT-TT có thể mời thêm các thành viên để tham gia và có kế hoạch phân công, phân nhiệm cụ thể các thành viên trong ban; đồng thời phối hợp với báo, đài để thực hiện tốt công tác TT-TT chuỗi các sự kiện Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2565 và Đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (7-11-1981 – 7-11-2021) tại TP.HCM.

8. Tiểu ban trật tự:

Hòa thượng Thích Hạnh Ngộ, Hòa thượng Thích Chơn Không, Thượng tọa Thích Đạt Đức, Thượng tọa Thích Tắc Huê, Thượng tọa Thích Nhật Thiện, Thượng tọa Thích Từ Trí, Đại đức Thích Minh Bảo, Ni trưởng Thích nữ Chơn Minh, Sư cô Thích Nữ Thánh Tâm; Chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN quận 10, chư Ni Phân ban Ni giới TP.HCM và quận 10; Các Huynh trưởng Gia đình Phật tử - Ban Hướng dẫn Phật tử Phật giáo TP.HCM.

Lưu ý: Ban trật tự tích cực chủ động về số lượng thành viên tham gia và có kế hoạch phân công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên trong Ban để thực hiện tốt công tác trật tự và ổn định vị trí các cá nhân và tập thể Tăng Ni, Phật tử tại lễ đài chính và lễ đường tưởng niệm quý chư tôn thiền đức tiền bối hữu công nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

9. Tiểu ban liên lạc, thư tín, phụ trách tài liệu:

Thượng tọa Thích Tắc Huê, Đại đức Thích Hải Đạt, Đại đức Thích Minh Bảo, Đại đức Thích Trí Đức, Đại đức Thích Minh Thuận, Đại đức Thích Nhuận Hạnh.

10. Tiểu ban âm thanh, ánh sáng:

Thượng tọa Thích Thanh Phong, Đại đức Thích Minh Bảo, Đại đức Thích Tâm Hoa, Đại đức Thích Minh Nhân.

11. Tiểu ban hương đăng, chung cổ:

Chư tôn đức Ban Nghi lễ GHPGVN TP.HCM.

12. Tiểu ban y tế:

Sư cô Thích nữ Huệ Đạo, bác sĩ Võ Khai Nghiệp; Các Y sĩ Phòng khám Y học Cổ truyền Ni viện Phước Long.

13. Tiểu ban trà nước:

Phật tử Đạo tràng Pháp hoa (TP.HCM).

IV. Địa điểm - thời gian tổ chức

Địa điểm: Việt Nam Quốc Tự (số 242-244, đường 3/2, P.12, quận 10).

Thời gian: Từ mùng 8-4 đến ngày 15-4-Tân Sửu (ngày 19 – 26-5-2021).

1. Lễ Mộc dục

• Lúc 6 giờ sáng - mùng 8-4-Tân Sửu (ngày 19-5-2021).

• Từ 5 giờ 30 sáng, chư tôn đức giáo phẩm Ban Chứng minh, Ban Trị sự, quý Ban chuyên môn GHPGVN Thành phố và 24 quận huyện, Tăng Ni và Phật tử toàn Thành phố đồng vận tập lễ đài chính của GHPGVN Thành phố (Việt Nam Quốc Tự - quận 10) để tham dự.

2. Đại lễ Phật đản

• Lúc 6 giờ sáng - ngày 15-4-Tân Sửu (ngày 26-5-2021).

• Đúng 4 giờ sáng, ngày 15-4-Tân Sửu, tất cả cơ sở tự viện trên toàn Thành phố đồng loạt trang nghiêm cử 3 hồi chuông trống Bát nhã để rước lễ Đản sanh.

• Từ 5 giờ sáng, ngày 15-4-Tân Sửu, chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử 24 quận huyện tập trung về lễ đài chính của GHPGVN Thành phố tại Việt Nam Quốc Tự để tham dự Đại lễ Phật đản PL.2565.

Lưu ý: Suốt thời gian cử hành lễ, chư tôn đức Tăng Ni đắp Y hậu, Phật tử mặc áo tràng trang nghiêm. Ban Trị sự GHPGVN quận huyện có trách nhiệm hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử đứng đúng vị trí do Ban Tổ chức qui định. Mỗi đoàn cử một vị giữ trật tự, nhắc nhở các thành viên trong đoàn tự trang nghiêm trong khi hành lễ. Sau khi Đại lễ Phật đản tại lễ đài chính hoàn mãn, Tăng Ni và Phật tử tiếp tục trở về quận huyện tham dự Đại lễ Phật đản do Giáo hội địa phương tổ chức, hoặc tham dự Đại lễ tại trú xứ của chính mình.

3. Tổ chức hiến máu nhân đạo:

Thực hiện công văn số 39/HĐTS-VP1, ngày 22-2-2021, của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời nêu cao tinh thần từ bị cứu khổ của đạo Phật và hưởng ứng lời kêu gọi của Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM phát động tổ chức cuộc vận động hiến máu nhân đạo nhằm đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị bệnh hiểm nghèo cho các bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố.

Chỉ đạo: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM; Thực hiện: Thượng tọa Thích Nhật Từ (Ủy viên Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM) phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy (Q.5) và Trung Tâm Truyền máu huyết học TP.HCM đồng thực hiện.

Thời gian: Bắt đầu lúc 7 giờ ngày 15-4-Tân Sửu (ngày 26-5-2021). Đại điểm: Hội trường Việt Nam Quốc Tự (số 242-244, đường 3/2, phường 12, quận 10

Chương Trình Đại Lễ Phật Đản Phật lịch 2565

1. Cung thỉnh chư tôn đức Giáo phẩm, quý Quan khách quang lâm lễ đài.

2. Niệm Phật cầu gia bị.

3. Lễ chào Quốc kỳ - Đạo kỳ.

4. Một phút nhập Từ bi quán

5. Tuyên bố lý do, thông qua chương trình và giới thiệu thành phần tham dự.

6. Dâng hoa kính mừng Phật đản.

7. Tuyên đọc Thông điệp Phật đản Phật lịch 2565 của Đức Pháp chủ GHPGVN.

8. Tuyên đọc Diễn văn Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

9. Tặng hoa chúc mừng Đại lễ.

10. Phát biểu của đại diện lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Cử hành nghi lễ cúng dường Phật đản.

Cử ba hồi chuông trống Bát nhã rước lễ Đản sanh. - Niệm hương. - Nghi thức tụng niệm kính mừng Phật đản. - Hồi hướng.

Thả chim bồ câu mừng Khánh đản.

12. Cảm tạ của Ban Tổ chức.

13. Hồi hướng, hoàn mãn.

VI. Chương trình tọa đàm - thuyết giảng

Suốt Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2565, nhằm tôn vinh kỷ niệm ngày Đản sanh của Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật và hướng đến chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN (7-11-1981- 7-11-2021), Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP.HCM chuẩn bị lập kế hoạch tổ chức:

1. Tọa đàm: Ban Hoằng pháp GHPGVN Thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thảo luận theo các chủ đề của Trung ương Giáo hội (nếu có).

2. Thuyết giảng:

Ban Trị sự GHPGVN quận/huyện chủ động, tổ chức và liên hệ để cung thỉnh Giảng sư Ban Hoằng pháp Trung ương/ Thành phố đến thuyết giảng tại các Lễ đài của Phật giáo quận huyện, cũng như tại các tự viện vào thời gian thuận tiện nhất.

Việc kết nối, chuyển tải hình ảnh các buổi thuyết giảng, chiếu phim Phật giáo, văn nghệ vv... nhằm chào mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565, các đơn vị Phật giáo quận huyện và tự viện tổ chức phải đăng ký và thống nhất với Ban Văn hóa và Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN Thành phố.

VII. Hình thức và biện pháp tổ chức

Quý Ban chuyên ngành Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Ban Trị sự GHPGVN 24 quận huyện và các tự viện đồng loạt: Treo biểu ngữ, pano, áp phích, cờ, kết hoa, lồng đèn tại các lễ đài chính của GHPGVN quận/huyện, các cơ sở tự viện tại địa phương, tổ chức hoa đăng, phóng sanh, thuyền hoa, kiệu hoa. Trường hợp có nhu cầu treo cờ, biểu ngữ trong và ngoài các khu vực chính của quận huyện cũng như bên ngoài các cơ sở Tự viện, cần liên hệ với Chính quyền địa phương để được quan tâm hỗ trợ.

Thiết lập lễ đài và tổ chức Đại lễ Phật đản tại trụ sở của quý Ban Trị sự Phật giáo quận huyện, hoặc các cơ sở tự viện tại địa phương phải thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản GHPGVN Thành phố. (Trường hợp tổ chức tại nơi công cộng phải liên hệ với các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương để được hướng dẫn và hỗ trợ).

Cung thỉnh quy tôn đức Giáo phẩm đại diện Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Phật giáo Thành phố quang lâm chứng minh và tham dự Đại lễ tại lễ đài chính của Giáo hội Phật giáo các quận huyện.

Tổ chức văn nghệ, triển lãm văn hóa phẩm Phật giáo, tọa đàm, hội chợ văn hóa-ẩm thực (nếu có) phải thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản GHPGVN Thành phố; liên hệ Ban Văn hóa Phật giáo Thành phố và Chính quyền tại địa phương để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Thỉnh Giảng sư Ban Hoằng pháp Trung ương và Thành phố về thuyết giảng tại địa phương.

Khuyến khích Phật tử treo cờ Phật giáo, lồng đèn, đèn hoa, vv... tại tư gia trong suốt Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2565.

Triển khai, phổ biến rộng rãi đến Tăng Ni, Phật tử về các văn kiện liên quan Đại lễ Phật đản do Trung ương GHPGVN ban hành, Kế hoạch Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 của Ban Trị sự GHPGVN Thành phố; tham dự đông đủ tại lễ đài chính của Giáo hội Phật giáo Thành phố và các quận huyện.

Tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm tại tượng đài Bác Hồ, tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức, tượng đài Quách Thị Trang, nghĩa trang liệt sĩ và đài liệt sĩ; tổ chức ủy lạo, từ thiện xã hội, thăm và tặng quà các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với đất nước, thượng bệnh binh, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão vv... tại địa phương hoặc các tỉnh thành nhằm chuyển tải thông điệp Từ bi của đạo Phật đến với mọi người.

Tùy tình hình thực tế, quý Ban Trị sự Phật giáo quận huyện và các cơ sở tự viện có thể tổ chức Đại lễ Phật đản quy mô, trọng thể tại địa phương (từ mùng 1 đến ngày 15-4 Âm lịch) nhằm tôn vinh ngày đản sanh của Đức Phật, đồng thời hướng đến kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN (7-11-1981- 7-11-2021).

Đặc biệt, để đảm bảo sức khỏe cho từng cá nhân, không làm ảnh hưởng việc lây nhiễm bệnh trong cộng đồng; Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Phật giáo Thành phố đề nghị mỗi thành viên trong Ban Tổ chức, Tăng Ni, Phật tử, tín đồ, đồng bào các giới, v.v... phải nêu cao ý thức công tác phòng chống dịch Covid-19 (5K) trong quá trình tổ chức hoặc tham gia các sự kiện Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565.

VIII. Nội dung các biểu ngữ Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2565

KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN - PL.2565

ĐOÀN KẾT HÒA HỢP, TRƯỞNG DƯỠNG ĐẠO T M, TRANG NGHIÊM GIÁO HỘI

PHỤC VỤ CHÚNG SINH LÀ THIẾT THỰC CÚNG DƯỜNG CHƯ PHẬT

Lưu ý: Để việc treo cờ được trang nghiêm và đúng chuẩn (từ mặt chính diện trụ sở và lễ đài chính nhìn ra):

- Cờ Tổ quốc treo bên phải, cờ Phật giáo treo bên trái.

- Cờ Tổ quốc lớn hơn cờ Phật giáo từ 01 - 02 cm.

IX. Thăm viếng – tưởng niệm

Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Thành phố kết hợp với các Ban Trị sự GHPGVN quận huyện, Tăng Ni cùng Phật tử tổ chức thăm viếng và cử hành Lễ tưởng niệm vào sáng ngày 14-4-Tân Sửu tại các địa điểm như sau:

1. Tượng đài Bác Hồ (trước UBND TP.HCM, quận 1) và tượng Quách Thị Trang (công viên Bách Tùng Diệp, quận 1): Đại diện Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP. HCM cùng Ban Trị sự, chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVN các quận: 1, 4, Phú Nhuận đồng tham dự (Ban Trị sự GHPGVN quận 1 chủ động tổ chức).

2. Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức (quận 3): Đại diện Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cùng Ban Trị sự, chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVN các quận: 3, 5, 10, Lớp Sơ cấp Phật học quận 3 đồng tham dự. (Ban Trị sự GHPGVN quận 3 chủ động tổ chức).

3. Nghĩa trang Liệt sĩ Tp.Hồ Chí Minh (quận 9): Đại diện Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cùng Ban Trị sự, chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVN các quận: 2, 9, Thủ Đức (TP.Thủ Đức) cùng tham dự. (Ban Trị sự GHPGVN quận 9 chủ động tổ chức).

4. Đài tưởng niệm chiến khu An Phú Đông (quận 12): Đại diện Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cùng Ban Trị sự, chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử GHPGVN quận 12 cùng tham dự (Ban Trị sự GHPGVN quận 12 chủ động tổ chức).

5. Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn): Đại diện Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cùng Ban Trị sự, chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử GHPGVN huyện Hóc Môn đồng tham dự. (Ban Trị sự GHPGVN huyện Hóc Môn chủ động tổ chức).

6. Đền tưởng niệm Bến Dược, đền Gia Định (huyện Củ Chi):

Đại diện Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cùng Ban Trị sự, chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử GHPGVN H.Củ Chi đồng tham dự. (Ban Trị sự GHPGVN huyện Củ Chi chủ động tổ chức).

Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN Thành phố cũng đề nghị chư tôn đức giáo phẩm, Tăng Ni và Phật tử 24 quận huyện vân tập về lễ đài tập trung của GHPGVN Thành phố để tham dự Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 đúng thời gian như chương trình đã quy định; phát tâm cúng dường công đức, trí tuệ vào công tác tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2565 tại TP.HCM được thành tựu viên mãn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO - Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21 đến 23-11-2024; với nội dung: Thiết lập truyền thông vào tổ chức sự kiện (Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Square Võ Thành Trung và ông Nguyễn Huy, Giám đốc sáng tạo thuộc Tập đoàn Square đảm trách chia sẻ); Thiết kế đồ họa, nguyên lý và ứng dụng cơ bản...
Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.

Thông tin hàng ngày