Giỗ Tổ - ngày truyền thống của Phật giáo Quảng Trị

GNO - Ngày 18-2-Kỷ Hợi (23-3), tại Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang - thị trấn Ái Tử, tỉnh Quảng Trị đã trang nghiêm diễn ra lễ tưởng niệm Tổ sư Chí Khả, khai sơn Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang.

dsc_0534_jpg.jpg

Đảnh lễ bảo tháp Tổ sư, trong khuôn viên Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang

Tham dự có chư giáo phẩm chứng minh, chư tôn đức BTS GHPVN tỉnh và chư Tăng Ni, Phật tử quê hương Quảng Trị tại các tỉnh, thành phố, cùng đông đảo Phật tử các giới.

Chư tôn đức đã dâng hương đảnh lễ tại bảo tháp Tổ sư, thành kính cử hành nghi lễ cúng ngọ và đảnh lễ chư Tổ. Đây là hoạt động truyền thống thường niên và là dịp hội ngộ thiêng liêng của bốn chúng đệ tử xuất gia và tại gia, tại tỉnh nhà cũng như đang tu học, hành đạo ở các nơi.

Tổ sư hiệu Chí Khả từ Trung Quốc sang Việt Nam đầu sư học đạo với Tổ sư Liễu Quán, pháp danh là Tế Pháp, tự Tánh Tu. Năm 1733, ngài thọ Cụ túc. Năm 1735, ngài vân du đến xứ Bàu Voi thuộc làng Ái Tử xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, Quảng Trị dựng am Tịnh Độ (tiền thân của Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang). Ngày 19-2-1744, ngài phát đại nguyện thiêu thân thể hiện hùng tâm vô úy cúng dường chư Phật.

dsc_0527_jpg.jpg

Cung nghinh chư vị giáo phẩm và quan khách

dsc_0528_jpg.jpg

Niêm hương tưởng niệm Tổ sư tại bảo tháp của ngài

dsc_0535_jpg.jpg

Tăng Ni thành kính tưởng niệm

dsc_0541_jpg.jpg

Hữu nhiễu bảo tháp

dsc_0543_jpg.jpg

Bảo tháp Tổ sư trong khuôn viên Tổ đình

dsc_0551_jpg.jpg

Lối vào từ tam quan Tổ đình

dsc_0561_jpg.jpg

HT.Thích Thanh Đàm sám chủ lễ cúng ngọ

dsc_0560_jpg.jpg

Dâng hương tưởng niệm Tổ sư tại Tổ đường

dsc_0563_jpg.jpg

Dịp này, Phật tử quê hương Quảng Trị nhiều nơi quy tụ về

dsc_0568_jpg.jpg

Hướng vọng Tam bảo

dsc_0569_jpg.jpg

Nếp sinh hoạt này được chư tôn đức tiền bối tại tỉnh nhà chủ trương và xây dựng nhiều chục năm trước

dsc_0571_jpg.jpg

Giỗ Tổ trở thành ngày truyền thống của Phật giáo Quảng Trị

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày