Hà Nội: Đêm Vu Lan và những ước nguyện tự đáy lòng

Rằm tháng bảy, ngày xá tội vong nhân và cũng là 1 trong 2 ngày rằm quan trọng trong năm của người dân Việt. Từ ngày 11 âm lịch cho đến tối qua, khuôn viên các chùa lớn tại Hà Nội như Quán Sứ, Chùa Bà Đá, chùa Phúc Khánh, chùa Bồ Đề… đông nghịt người đi lễ. Trong cuộc sống bộn bề hiện tại ai cũng muốn ít nhất có chút thời gian ăn chay báo hiếu, hướng tâm linh tới nơi cửa Phật.

Dừng xe trước cổng chùa, bạn sẽ ngợp trong những lời chào mời. Nào mua hương, mua chim phóng sinh, mua tràng hoa cúng Phật. Theo tín ngưỡng dân gian thì rằm tháng 7 còn là ngày xá tội vong nhân, ngày tha thứ mọi lỗi lầm, ngày mà mọi người đều ăn năn, sám hối. Dân gian quan niệm con người chết đi linh hồn vẫn còn, nhân ngày lễ Vu Lan, người dân sẽ cúng cháo hoa, rắc gạo, muối ra ngoài đường, xung quanh nhà để cầu cho những cô hồn chết đói chết khát trong chiến tranh, loạn lạc được siêu thoát.

Ảnh minh họa

 Cầu nguyện lễ vu lan tại chùa Quán Sứ


Và lễ Vu Lan còn có nghĩa là ngày báo hiếu cha mẹ. Theo tích Phật, câu chuyện về Mục Kiền Liên bồ tát đệ tử của Đức Như Lai. Ngài dùng tuệ nhãn nhìn thấu vạn dặm, phát hiện ra mẹ ruột vì mắc tội bị đày vào ngục A Tỳ trầm luân, bị quỷ sứ hành hạ suốt đời.

Ngài đem cơm cho mẹ. Nhưng bà mẹ vì nghiệp lực quá nặng cho nên cơm đem đến bỗng chốc hóa thành than lửa đỏ hồng không thể ăn được. Mục Kiền Liên buồn bã, trở về khẩn cầu Đức Thế Tôn, cứu vớt mẹ mình khỏi vòng nghiệp chướng.

Phật Tổ ưng chịu nhưng bắt Mục Kiền Liên khi xuống âm phủ cứu mẹ đồng thời cũng phải giải thoát luôn các vong linh khác, đang bị giam giữ hành tội nơi địa ngục, nhân ngày cuối cùng kết thúc, kỳ an cư mùa hạ, nhằm ngày Rằm tháng Bảy âm lịch. Do ý nghĩa trên, hằng năm đúng ngày này, các tín đồ Phật Giáo lập hội Vu Lan. 

Ảnh minh họa

 Chen nhau vào lễ chùa Phúc Khánh

Ảnh minh họa

 Chen nhau vào lễ chùa Phúc Khánh

Ảnh minh họa

 Cầu nguyện cho gia quyến bình yên

Ảnh minh họa

 Cầu nguyện cho gia quyến bình yên

Thế nên tết Rằm tháng Bảy không có chuyện ăn chuyện chơi như Tết Nguyên đán. Tết này người ta chỉ quan tâm đến người âm. Trong mâm cúng cháo thí có từ bỏng ngô, khoai lang, củ dong, hoa quả... Những gì hàng ngày con người vẫn ăn đều có thể đặt lên thành lễ vật.

Cuối cùng không thể quên hai thứ quan trọng nhất đó là bát gạo và bát muối. Hai thứ không thể thiếu trong đời sống con người. Nó là sự nhắc nhở đến những thứ tối thiểu cần cho con người để tồn tại.


Ảnh minh họa

 Bán vàng lễ tại cổng chùa Quán Sứ

Ảnh minh họa

 Bán vàng lễ tại cổng chùa Quán Sứ

Giữa cuộc sống bộn bề, rằm tháng Bảy âu cũng là một lần nhắc nhở sự hiếu đễ của con cái với cha mẹ ngay từ khi họ còn sống để sau này không phải hối tiếc.

Đêm qua, Có khá nhiều gia đình đem theo cả con cái đến chùa lễ phật. Chị Hoàng Thị Lệ Thu (Trường Chinh, Hà Nội) cho biết: “Tôi đưa cháu đi lễ chùa trong những ngày để cháu ghi nhớ một tục lệ đẹp và cao quý này, mong sao sau này cháu sẽ có hiếu với ông bà tổ tiên”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại chùa Phúc Khánh (phố Tây Sơn - Hà Nội) hàng mã, hoa quả tràn ra cả vỉa hè. Dịch vụ trông giữ xe được một ngày hốt bạc khi hàng nghìn phật tử đổ về trong khuôn viên nhỏ của ngôi chùa. Giá gửi một chiếc xe máy lên tới 10.000đ. Và ngay trong sân chùa, nhiều người đã rất xúc động khi một người phụ nữ mặc áo choàng nâu quỳ xuống bên chiếc xe lăn của người mẹ già. Chị mơ ước và cầu nguyện cho những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với mẹ.

Trong khói hương trầm mặc và hương thơm nhẹ của những bông đại trắng, ông Trần Văn Bốn (phố Ngô Quyền, Hà Nội) xúc động: "Thú thực trước đây tôi không hiểu lắm về lễ Vu Lan, chắc do tôi cũng chưa bao giờ được đi lễ những ngày này cùng bố mẹ. Có lẽ ngày xưa bố mẹ tôi mặt tắt mày tối không có thời gian mà nghĩ đến đi chùa cũng chỉ vì bươn trải để nuôi mấy anh em tôi. Nên những ngày này cứ đến chùa là thấy dâng trào những nỗi niềm khó tả, nghĩ đến cha mẹ là tôi lại ứa nước mắt. Hy vọng với mọi người 365 ngày đều là những ngày vu lan”.

Ảnh minh họa

 Vàng mã đốt trong ngày lễ Vu Lan vẫn là một sự lãng phí lớn


Có một điều đặc biệt, lễ Vu Lan năm nay, các bạn trẻ đi cầu khấn khá nhiều. Mỗi người một điều ước, một thỉnh cầu, tuy nhiên, hầu hết ai cũng mong muốn cha mẹ mình được mạnh khỏe và bình an. 

Quá 12 giờ, các ngôi chùa đã vợi bớt người chỉ còn khe khẽ “cóc, cóc” tiếng mõ, mùi trầm lan thoang thoảng. Đã sang một ngày mới, có nghĩa chỉ chưa đầy 24 giờ nữa thôi là ngày rằm tháng bảy kết thúc.

Và tiếp tục 365 ngày nữa Rằm tháng Bảy mới lại về trong sự háo hức của mọi người, mong được xá tội vong nhân, báo ân với các bậc sinh thành với những nguyện ước, những lời cầu an từ sâu thẳm trái tim. Cầu nguyện cho tổ tiên, hay gần hơn mà cũng ước đó là cho cha mẹ. Nhưng có ai trong số đó phụ lòng cha mẹ?

Hay như tôi, có những điều tưởng chừng rất đơn giản vậy mà... tôi đã phụ lòng cha biết bao lần. Chẳng biết bao giờ tôi mới có thể thực hiện được những điều cha mong muốn? Đã rất nhiều lần tôi muốn nói với cha rằng: "con thương bố vô cùng bố ạ!". Chỉ đơn giản vậy thôi mà tôi chưa bao giờ nói điều đó với cha. Lời yêu thương đôi khi thật khó nên lời...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày